0939227448

Suối Yến vẻ đẹp thơ mộng vào mùa hoa súng.

Cô gái trong chiếc áo dài trong dòng suối yến. Hình ảnh: Nhật Nguyên

Dòng nước trong vắt trôi êm ả giữa núi đồi xanh ngắt, bầu trời lững lờ những áng mây trắng, đọng vài giọt nắng vàng khiến khung cảnh suối Yến vào thu thật tĩnh lặng và thơ mộng.

Hoa súng ở suối Yến mộng mơ…

Suối Yến dài khoảng 4km, chảy ra sông Đáy còn mang tên Yến Vĩ, vì có hình dáng tựa như chiếc đuôi xòe rộng của một con chim yến. Đến nay, suối Yến vẫn là con đường thủy duy nhất để vào ngắm cảnh chùa Hương. Hàng năm cứ mỗi dịp đầu xuân, hàng vạn du khách đổ về đây du xuân.

Thời điểm tháng 11 hàng năm được xem là thời gian lý tưởng nhất để du khách tới thưởng thức dòng Suối Yến mang vẻ đẹp thơ mộng vào mùa hoa súng. Khi tới đây du khách ngồi trên thuyền, thả mình vào dòng nước trôi, tận hưởng không gian và khung cảnh tuyệt sắc – đây chắc chắn sẽ là một trải nghiệm khó quên.

Cô gái trong chiếc áo dài trong dòng suối yến. Hình ảnh: Nhật Nguyên

Đến với suối Yến thời điểm này, du khách có cơ hội được tận hưởng không gian yên ả và trong lành. Ngồi trên thuyền, xuôi dòng suối Yến phóng tầm mắt xa xa trập trùng non nước, cảnh sắc muôn màu đa dạng của thảm thực vật nơi đây cùng những bông hoa súng đã tạo điểm nhấn cho suối Yến đẹp một bức tranh tuyệt diệu.

Vẻ đẹp của hoa súng…

Concept chụp ảnh của cửa hàng Cho thuê bán áo dài áo bà ba Cần Thơ.

Hoa súng thường sẽ nở vào sáng sớm khi sương vẫn giăng kín cả núi non Chùa Hương và khép bầu hoa lại khi nắng trưa bắt đầu gay gắt. Thế nên nếu muốn thưởng hoa hay chụp ảnh, bạn nên đi thật sớm để kịp vãn cảnh trong tầm 7 đến 9 giờ. Lúc đó trời mát và hoa nở rực rỡ nhất.

Cây hoa súng thể hiện sức sống mãnh liệt, đem đến may mắn, thuận lợi, sự sung túc, thịnh vượng. Mỗi sắc hoa lại thể hiện một ý nghĩa khác nhau: hoa súng đỏ mang ý nghĩa tình yêu nồng cháy, sự nhiệt huyết; hoa màu hồng thể hiện sự tươi tắn, trẻ trung; hoa súng trắng: sự thánh thiện, tinh khôi…

Photo: Nhật Nguyên.

Được những tia nắng soi chiếu, gió heo may nhẹ nhàng luồn qua, hoa súng càng rực sáng, long lanh quyến rũ nghiêng mình soi bóng xuống dòng nước trong xanh. Giữa bộn bề của cuộc sống, được ngắm hoa súng nở, tận hưởng không gian và khung cảnh tuyệt sắc, chắc chắn sẽ là một trải nghiệm khó quên.

Áo bà ba, một nét đẹp Nam bộ.

Chiếc áo bà ba. Photo: Nhật Nguyên

Không biết tự bao giờ khi nhắc đến chiếc áo bà ba thì người ta lại nghĩ ngay đến nét đằm thắm, dịu dàng nhưng không kém phần duyên dáng của những cô gái vùng đất Tây Nam bộ.
Hình ảnh bên dưới được chụp trong lúc về Hậu Giang, cô gái đang lái ghe để rước một ông lão sáng sông bên con đường tre Hậu Giang.

Bài viết được Cho thuê bán áo dài đi thực tế vùng đất Hậu Giang chụp lại.

Áo bà ba- Nét đẹp người dân Nam Bộ thanh khiết cộng với sự mộc mạc của chiếc áo bà ba như tôn lên vẻ đẹp của con gái miền Tây đầy phẩm hạnh. Thơ văn cũng dành những lời ca vang cho áo bà ba không khác nào gấm lụa:

Chiếc áo bà ba. Photo: Nhật Nguyên
Phim du lịch Cần Thơ. Đơn vị thực hiện: VIBE Cần Thơ.

“Dịu dàng chiếc áo bà ba

Đâu thua em mặc lụa là gấm nhung

Nhìn xem má đỏ thẹn thùng

Áo bà ba mặc hình dung trang đài”

Chiếc áo gắn liền với nhiều thế hệ.

Nếu nói đến áo tứ thân, người ta sẽ nghĩ ngay đến những cô gái của vùng đất quan họ Kinh Bắc với vẻ thướt tha, sắc sảo. Nói đến áo dài, người ta lại hình dung ra vẻ đẹp thùy mị, quyến rũ của những cô gái Huế bên bờ sông Hương thơ mộng. Và khi nói về chiếc áo bà ba, mọi người lại nghĩ ngay đến vẻ đẹp dung dị, chất phác, hiền hòa giữa mênh mông sông nước miền Đồng bằng sông Cửu Long.

Chiếc áo bà ba. Photo: Nhật Nguyên

Ngược dòng trở về lịch sử, trở về với mảnh đất Nam Bộ thuở mới khai thiên lập địa, cũng là lúc ta tìm về gốc tích của chiếc áo bà ba. Nếu như người phụ nữ miền Bắc mặc váy, yếm, hay áo tứ thân, thì bộ y phục thường ngày của người Nam Bộ. Ở thế kỉ XVIII là áo ngắn và quần dài. Phải đến thế kỉ XIX mới có sự cải tiến quan trọng cho bộ y phục ấy, trở thành bộ y phục thông dụng mà đến ngày nay chúng ta thường thấy. Đó là bộ quần áo có tên rất đỗi thân thương “bà ba.” Chiếc áo bà ba cùng khăn rằn và nón lá đã trở thành nét biểu trưng đặc sắc cho cho vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ miền Tây.

Chiếc áo bà ba. Photo: Nhật Nguyên

Với chất liệu đơn giản, màu sắc không kén người mặc, nên áo ba bà luôn gắn liền với người nông dân ở Đồng bằng sông Cửu Long bởi nó vừa sạch, vừa dễ giặt giũ. Bên cạnh đó, chiếc áo bà ba còn được xẻ ở hai bên hông làm cho người mặc cảm thấy thoải mái, gần vạt áo có thêm hai túi to khá tiện lợi cho việc đựng những vật dụng nhỏ như thuốc rê, diêm quẹt, tiền bạc…

Những Chiếc Áo Bà Ba Đẹp Qua Tháng Năm Lịch Sử.
Chiếc áo bà ba. Photo: Sưu tầm.

Trải qua qua lịch sử hàng trăm năm thì chiếc áo bà ba cũng có nhiều lần thay đổi để phù hợp với từng giai đoạn. Từ chất liệu đến kiểu dáng, màu sắc và ngày nay, áo bà ba đã hiện đại hơn, đẹp hơn nhưng không bị mất đi tính bình dị, nền nã vốn có. Áo bà ba trải qua quá trình cách tân cho phù hợp với xu hướng thời trang, văn hóa hiện đại thì bao gồm hai giai đoạn: áo bà ba cổ điển và áo bà ba hiện đại.

Hội nhập cùng thời đại.

Chiếc áo bà ba. Photo: Nhật Nguyên

Dù đã trải qua bao thăng trầm cùng với thời gian, nhưng ngày nay, áo bà ba vẫn được rất nhiều người sử dụng, trong đó có cả nam và nữ, nhất là ở các vùng nông thôn của miền Tây sông nước. Đối với người trẻ thì chiếc áo bà ba đã được cách tân với nhiều kiểu cách và nhiều màu sắc, họa tiết phong phú, trẻ trung, năng động hơn. Dù hội nhập hay phá cách, thêm màu sắc, hoa văn rực rỡ, nhưng chiếc áo bà ba vẫn giữ riêng cho mình “cái hồn”, cũng như sự mềm mại, dịu dàng của người phụ nữ Tây Nam Bộ.

Hình ảnh cô gái ở Hậu Giang lái đò.

Không chỉ sử dụng trong sinh hoạt thường ngày, áo bà ba ngày nay còn hiện diện trong các hoạt động du lịch, nhiều địa điểm kinh doanh du lịch đã sử dụng chiếc áo bà ba để tạo nét đẹp thân thiện, gần gũi và là điểm nhấn độc đáo trong văn hóa du lịch miệt vườn, sông nước. Bên cạnh đó, áo bà ba còn được sử dụng trong các hoạt động trình diễn nghệ thuật, trong các buổi sinh hoạt giao lưu văn hóa trong và ngoài nước, góp phần quảng bá, hoà nhịp cùng cuộc sống hiện đại của bạn bè năm châu.

Chiếc áo bà ba. Photo: Nhật Nguyên

Mặc dù cuộc sống luôn trôi đi vội vã. Dù cho thời gian có làm bao giá trị thay đổi đi chăng nữa, nhưng trên con đường thời gian dài đằng đẵng, mẹ ta, chị ta, em ta vẫn mặc chiếc áo ấy như gợi lên một nét hồn quê vẫn còn ẩn hiện đâu đây, vẫy gọi ta tìm về bên bờ cõi nhớ. Áo bà ba sẽ vẫn sống mãi trong giá trị văn hóa truyền thống của con người Đồng bằng sông Cửu Long.