Miền Tây là vùng đất có nền văn hóa đa dạng. Trong đó, văn hóa thờ Thành Hoàng là một văn hóa truyền thống của người miền Tây xưa. Trong số tất cả ngôi đình cổ còn tồn tại ở miền Tây với nền văn hóa thờ thần, có thể nói Đình Bình Thủy ở Cần Thơ là một công trình kiến trúc đặc sắc nhất.

1. Sơ lược về Đình Bình Thủy
Đình Bình Thủy là một công trình có giá trị về kiến trúc nghệ thuật với nét đẹp cổ kính. Trải qua thời gian dài, ngôi đình vẫn lưu giữ được nhiều nét kiến trúc đặc sắc của một làng cổ tại vùng sông nước Tây Nam Bộ.

2. Nguồn gốc tên gọi “Bình Thủy”
Năm 1852, Tuần phủ đại nhân đặt tên con rạch gần đình là Bình Thủy do ông tránh bão an toàn tại con rạch này. Sau đó, đình được xây dựng và được vua sắc phong Thành Hoàng nên có tên gọi như ngày nay. Nhưng sau đó, đình lại được đổi tên thành Long Tuyền do ảnh hưởng của địa hình con rạch nơi đây.
Mãi đến năm 1979, sau khi phân chia xã và phường, ngôi đình nằm trong phạm vi phường Bình Thủy nên nên đình thần quay trở về tên gốc là Bình Thủy và được sử dụng cho đến ngày nay.
3. Vị trí của Đình Bình Thủy
Đình tọa lạc tại đường Lê Hồng Phong, thuộc phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 5 km.
4. Tổng quan về Đình Bình Thủy
Ngôi đình được bao bọc bởi bờ sông Hậu, rạch Bình Thủy hay còn gọi là rạch Long Tuyền, đường Lê Hồng Phong và các khu dân cư. Trong khuôn viên đình gồm 2 khu vực gồm khu đình chính và lục ấp.

Khu đình chính bao gồm năm ngôi nhà và khu lục ấp gồm một khu nhà để chuẩn bị đồ lễ cùng với một nhà hát được bố trí vô cùng ngăn nắp.
Kiến trúc của đình mang nhiều nét đặc trưng của miền Tây Nam Bộ. Các họa tiết được khắc trên cột như hình rồng, hình hoa mẫu đơn… vô cùng khéo léo và tỉ mỉ tạo nên vẻ trang nghiêm, cổ kính cho ngôi đình.
5. Thờ cúng ở Đình Bình Thủy
Ngoài việc thờ các vị thần linh, thành hoàng làng, đình còn lập bàn thờ những vị anh hùng có công với đất nước như Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh… và đặc biệt là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

6. Lễ hội ở Đình Bình Thủy
Lễ hội ở đình gồm có Lễ Kỳ Yên Thượng Điền và Lễ Kỳ Yên Hạ Điền. Lễ Kỳ Yên Thượng Điền bắt đầu từ ngày 12 đến ngày 14/4 âm lịch hàng năm, sau khi mùa vụ thu hoạch kết thúc. Lễ hội này gồm nhiều nghi thức như cầu an, cúng tế, rước thần trên đoàn xe rồng phụng, thỉnh sắc thần, hát bội…

Lễ Kỳ Yên Hạ Điền diễn ra trong ngày 14/12 và 15/12 âm lịch hàng năm với nhiều phong tục, trò chơi dân gian diễn ra như kéo co, hát bội, hát tiều, thi nấu ăn…

Trong những ngày diễn ra lễ Thượng điền và lễ Hạ điền, du khách phương xa dự lễ hội đình làng sẽ được xem các nghệ thuật diễn xướng dân gian. Ngoài ra, du khách còn có cơ hội tham gia các trò chơi, khám phá tìm hiểu văn hóa và thưởng thức nhiều món ngon ẩm thực của thành phố Cần Thơ.
7. Ý nghĩa của Đình Bình Thủy
Đình Bình Thủy là một trong số ít các ngôi đình được chứng nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào năm 1989. Không chỉ là nơi thờ cúng, tổ chức lễ hội, đây còn là nơi lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc, có ý nghĩa đặc biệt trong đời sống tinh thần của nhân dân Bình Thủy.