0939227448

HOA SEN-BIỂU TƯỢNG NÉT ĐẸP VIỆT NAM

Ảnh Cho thuê Bán Áo Dài Áo Bà Ba Cần Thơ
Xem thêm: HOA SEN-BIỂU TƯỢNG NÉT ĐẸP VIỆT NAM

Đối với người Việt Nam, cây hoa sen ngoài vẻ đẹp tự nhiên, hương thơm hữu sắc còn có ý nghĩa gắn liền với nền văn hóa dân tộc. Nó tồn tại trên mọi miền đất nước ta. Từ Bắc, Trung, Nam hoa sen có mặt ở khắp nơi, gần gũi và thân thiết với mọi người, mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi.

1. Vẻ đẹp con người:

Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng

Nhụy vàng, bông trắng, lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

Ảnh Cho thuê Bán Áo Dài Áo Bà Ba Cần Thơ

Hình ảnh hoa sen thơm ngát, đang nở trên đầm lầy. Nét đẹp đơn sơ, chân chất như người dân lao động bình dị, thôn dã. Đầm lầy tuy nhiều bùn bẩn nhưng sen luôn giữ nét đẹp thanh tao. Tâm hồn mỗi người cũng vậy được ví như vẻ đẹp, hương thơm của hoa. Dù sống ở đâu hay trong bất kì hoàn cảnh nào phải luôn luôn tỏa ngát, liêm khiết. Đặc biệt, khi bạn là người Việt Nam hãy tự hào và tiếp nối truyền thống ấy của dân tộc. Luôn giữ tâm hồn mình trong sáng, thuần khiết như một đóa sen giữa chốn đầm lầy.

2. Hoa sen trên các trang phục người Việt:

Sen là nguồn cảm hứng bất tận cho ra đời những bộ trang phục đẹp. Đặc biệt trên tà áo dài của chị em phụ nữ Việt Nam. Nét đặc trưng ấy chính là biểu tượng, văn hóa, truyền thống của người Việt. Những bộ áo dài được điểm xuyến thêm các họa tiết hoa sen góp phần làm nổi bật vẻ đẹp kiều diễm, dịu dàng cho chị em. Không chỉ đẹp về hình thể mà còn đẹp cả về tâm hồn.

Ảnh Cho thuê Bán Áo Dài Áo Bà Ba Cần Thơ

Bên cạnh đó, chắc cũng không thể nào thiếu bóng dáng của chiếc áo bà ba. Hình ảnh các cô gái thôn Việt khoác lên mình chiếc áo bà ba, đội nón lá hay kết hợp cùng chiếc khăn rằn ngồi giữa cánh đồng sen càng toát lên vẻ hiền hòa, đôn hậu. Luôn khiến người ta phải bồi hồi, xao xuyến.

3. Hoa sen tinh túy trong ẩm thực Việt:

Những món ăn từ sen luôn có đủ hương, đủ vị, đủ tình khiến cho thực khách say lòng. Sen được chế biến thành vô số món ăn ngon khác nhau. Nhưng đặc trưng nhất phải kể đến món cơm sen. Hương thơm của lá sen phả vào kết hợp cùng vị thơm của nước hạt sen giúp cho hạt cơm trở nên thơm mềm. Một hương vị thanh tao, vừa thơm, vừa bùi, nhẹ nhàng mà lại vô cùng thuần khiết.

Ảnh Cho thuê Bán Áo Dài Áo Bà Ba Cần Thơ

Đã thưởng thức món cơm sen thì đừng quên kèm theo thức uống trà sen. Trà sen thường thấy là trà ướp hương sen, nổi tiếng nhất là trà ướp hương từ những bông sen Hồ Tây. Hương trà hòa quyện, mùi hương lan tỏa tinh túy của hoa sen sẽ kích thích các giác quan của người thưởng thức. Không chỉ giải khát, đậm tính nghệ thuật, trà sen còn có tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe.

4. Hoa sen trong nghệ thuật kiến trúc:

Trong các công trình kiến trúc truyền thống, đặc biệt là kiến trúc Phật giáo Việt Nam. Hoa sen đã luôn là một hình tượng nghệ thuật. Có thể kể đến chùa Một Cột là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu lấy cảm hứng từ hoa sen. Theo truyền thuyết, ngôi chùa này được hình thành từ một giấc mộng đài sen của vua Lý Thái Tông. Chùa có hình dáng một tòa Sen, mọc lên từ hồ nước, chỉ với một cây trụ vươn từ dưới bùn lên đỡ lấy một cấu trúc xây dựng truyền thống bằng gỗ bình thường.

Ảnh Cho thuê Bán Áo Dài Áo Bà Ba Cần Thơ

Ngoài các nét đẹp truyền thống được đề cập ở trên. Hoa sen vẫn mang nhiều ý nghĩa tượng trưng đặc biệt. Bạn cảm thấy thế nào về loài hoa này? Cùng chia sẻ cho mọi người biết qua bình luận bên dưới nhé!

CHÙA CHÉN KIỂU – SÓC TRĂNG

Sóc Trăng nổi tiếng là vùng đất với những ngôi chùa Khmer có kiến trúc độc đáo, và chùa Chén Kiểu là một trong số những ngôi chùa với phong cách kiến trúc vô cùng đặc biệt.

1. Vị trí của chùa Chén Kiểu

Chùa Chén Kiểu (chùa Sà Lôn) thuộc xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng nằm ngay quốc lộ 1A, cách thành phố Sóc Trăng khoảng 12 km.

2. Sự ra đời của chùa Chén Kiểu

Sự đặc trưng độc đáo của ngôi chùa này là những bức tường được ốp bởi các mảnh chén, dĩa, sành sứ vô cùng thẩm mỹ và lạ mắt.

Ảnh: Trích từ bài viết của Blogger Tiên Nga – Sài Gòn Hòn Ngọc Tourism https://saigonhonngoc.com/

Năm 1815, ngôi chùa bắt đầu được xây dựng. Trong quá trình xây dựng, do thiếu vật liệu nên các vị sư đã sử dụng chén, dĩa quyên góp được từ bà con để ốp lên tường. Cũng từ đó, chùa được mọi người biết đến với tên gọi là “Chùa Chén Kiểu”.

3. Kiến trúc của chùa Chén Kiểu

Chùa bao gồm chánh điện, sala, tháp bảo, nơi để sách kinh… Khi bước vào chùa, du khách sẽ thấy ngay 3 tòa tháp được chạm khắc hoa văn rực rỡ. Trong 3 tòa tháp đó, nổi bật là tháp giữa với một pho tượng Phật được đặt bên trong.

Ảnh: Trích từ bài viết của Nụ cười Mekong https://nucuoimekong.com/chua-chen-kieu

Dọc lối vào chùa là 2 hàng tượng thần Kerno. Khuôn viên chùa rất rộng với nhiều cây xanh thoáng mát, tạo nên không khí thoải mái và trong lành.

Ảnh: Trích từ bài viết của Nụ cười Mekong https://nucuoimekong.com/chua-chen-kieu
4. Tham quan chùa Chén Kiểu

Chính điện chùa rộng rãi, thoáng mát, với 16 hàng cột to. Quanh các cây cột đều được chạm khắc, đắp nổi các hình ảnh trong truyền thuyết văn hóa Khmer. Hai bên bức tường có nhiều tranh vẽ kể câu chuyện đức Phật Thích Ca từ khi sinh ra cho đến khi đắc đạo. Các bức tường và tranh đều được tạo bởi những mảnh chén, dĩa vô cùng độc đáo.

Gian thờ gồm nhiều tượng phật khác nhau, khói hương luôn tỏa ra nghi ngút làm tôn lên nét trang trọng, uy nghi cho ngôi chùa.

5. Ý nghĩa của chùa Chén Kiểu với người dân

Khi đến tham quan ngôi chùa, ngoài được ngắm nhìn tác phẩm sáng tạo tuyệt vời, du khách còn có thể thưởng thức văn hóa ẩm thực của vùng đất Sóc Trăng.

Chùa còn là địa điểm hành hương tâm linh không thể thiếu đối với đời sống của người dân và cộng đồng người Khmer, và cũng là chốn linh thiêng để người dân tìm đến sự an lành thanh tịnh trong tâm hồn mỗi khi gặp áp lực trong cuộc sống.