0939227448

CHÙA PHẬT HỌC 2 – SÓC TRĂNG

Sóc Trăng là nơi nổi tiếng với hàng loạt những ngôi chùa linh thiêng và kiến trúc độc đáo, có ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống tinh thần của người dân nơi đây. Tiêu biểu là chùa Phật Học 2 hay còn gọi là chùa Quan Âm Linh Ứng.

Ảnh: Trích từ bài viết của Blog Review Du Lịch, chuyên mục Review Sóc Trăng https://bietthungoctrai.vn/chua-phat-hoc-2-soc-trang/
1. Vị trí của chùa Phật Học 2

Chùa tọa lạc tại phường 8, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng, là ngôi chùa có diện tích rộng lớn với nhiều cảnh quan độc đáo, đậm nét nghệ thuật.

2. Sự hình thành của chùa Phật Học 2

Năm 2011, chùa được khởi công xây dựng với diện tích ban đầu là 1,5 ha, đến nay được mở rộng ra 8,5 ha, bao gồm rất nhiều công trình hoành tráng và nổi trội.

3. Cảnh quan ở chùa Phật Học 2

Đến đây, du khách có thể được ngắm nhìn vẻ đẹp uy nghi của tượng Phật Thích Ca đài và tượng Phật chứng quả Nhập Niết Bàn.

Ảnh: Trích từ bài viết của Nụ cười Mekong https://nucuoimekong.com/chua-phat-hoc-2-soc-trang

Ngoài ra, du khách còn được chiêm ngưỡng điểm nhấn tiêu biểu của ngôi chùa, đó là chiếc thuyền Bát Nhã không đáy tượng trưng cho trí tuệ đang chở 8 vị Phật.

Phía sau chính điện là khoảng không gian với rất nhiều những tiểu cảnh đem đến bầu không khí mát lành và dễ chịu.

4. Ý nghĩa của chùa đối với người dân và du khách

Sự linh thiêng và khung cảnh thanh tao, uy nghi đã giúp ngôi chùa gây nên tiếng vang xa, là nơi để du khách và người dân địa phương trút bỏ mọi muộn phiền trong cuộc sống, khoác lên mình một sự thuần khiết khi đến với nơi đây.

Lễ hội ẩm thực “Hạt lúa quê tôi”

Ảnh: Cho thuê bán áo dài áo bà ba Cần Thơ

Dân tộc Kinh từ xưa ở vùng đất cổ thuộc đồng bằng sông Hồng đã gắn bó với nghề nông. Đặc biệt là trồng lúa nước, cái nghề không chỉ làm ra lương thực nuôi sống con người. Mà còn tạo ra không gian văn hóa, bề dày lịch sử mang bản sắc riêng của dân tộc. Vì thế để lưu giữ nét truyền thống ấy, nhân dân ta thường tổ chức các lễ hội để nâng tầm hạt lúa, hạt gạo. Trong đó có lễ hội ẩm thực “Hạt lúa quê tôi”.

1. Điểm hấp dẫn của lễ hội ẩm thực

Chính là các món ăn được chế biến từ thực phẩm quen thuộc hằng ngày của người Việt. Nhưng sáng tạo ra rất nhiều món ăn phong phú, đa dạng như cơm tấm, cháo, phở, xôi, chè, bánh… Du khách sẽ được thưởng thức những món ăn đặc trưng vùng quê Nam Bộ thời kỳ khẩn hoang, mở cõi phương Nam như: cá lóc nướng trui, bánh xèo… Chương trình còn có những góc giới thiệu hình ảnh các làng nghề đặc trưng của vùng đất Nam Bộ. Người dân các khu làng nghề, khu trưng bày góp phần thể hiện hình ảnh thôn quê chính là những nhà nông. 

Ảnh Huỳnh Như

Khi đến với lễ hội, những hình ảnh đặc trưng của cuộc sống và người dân vùng đồng bằng Nam Bộ hiện ra. Du khách sẽ được thưởng thức đờn ca tài tử, cải lương, hò trên sông… Những trò chơi đồng quê như: đá cá, đá dế, hô lô tô, cà kheo, banh đũa, nặn tò he… đều được tái hiện. Mọi thứ hết sức bình dị, mộc mạc nhưng chan chứa cả một tình cảm của người dân đất Việt.

Ảnh: Huỳnh Như

2. Cảnh trí lễ hội

Với không gian xanh mát, đèn lồng dọc lối vào, hàng dừa nghiêng mình bên dòng sông thơ mộng. Món ăn ngon, trò chơi dân gian vui nhộn… Tất cả được diễn ra trong tổng thể không gian chung, đưa thực khách hòa với không khí hội hè, như trở lại quê nhà, sống lại những ngày xưa, đậm chất quê mộc mạc thân thương. 

Ảnh: Cho thuê bán áo dài áo bà ba Cần Thơ

Cảnh chợ quê sẽ tái hiện lại quy trình sản xuất và buôn bán lúa gạo qua bao đời nay. Du khách sẽ thấy hình ảnh người nông dân với những hoạt động quen thuộc như cày bừa, gieo cấy,… Người xem còn được biết đến cảnh sinh hoạt của người nông dân ở chợ quê Nam bộ với các quán hàng rong và người mua kẻ bán tấp nập.

3. Ý nghĩa lễ hội ẩm thực

Để mọi người quý trọng hạt lúa, hạt gạo. Giá trị của hạt lúa hạt gạo không phải chỉ là những bữa cơm thông thường. Mà nó sẽ là những sản vật đặc sản cho mọi người thưởng thức phong phú, đa dạng. Muốn mang đến cho du khách những hình ảnh chân thực nhất, những món ăn thuần túy nhất, khắc họa hình ảnh làng quê Nam Bộ Việt Nam thanh bình và trù phú.

Ảnh: Cho thuê bán áo dài áo bà ba Cần Thơ

Ngoài lễ hội ẩm thực “Hạt lúa quê tôi”, các bạn còn biết lễ hội đặc trưng nào không? Hãy comment phía dưới cho mọi người cùng biết đến nhé!