0939227448

SỰ KIỆN “NÓN LÁ THƯ PHÁP” VÀ “HƯƠNG SẮC TÂY ĐÔ” KẾT NỐI VĂN HÓA – CẦN THƠ

Cần Thơ luôn được biết đến với các lễ hội và sự kiện độc đáo, mang đậm văn hóa miền sông nước Tây Nam Bộ. Và chuỗi sự kiện sắp diễn ra tại nơi đây sẽ góp phần làm nổi bật văn hóa của vùng đất Chín Rồng. Hôm nay, Cho thuê, bán áo dài, áo bà ba Cần Thơ sẽ giới thiệu cho du khách về những chương trình sẽ diễn ra trong thời gian tới.

1. Địa điểm tổ chức

Sự kiện diễn ra tại phố đi bộ Ninh Kiều – Cần Thơ. Là một trong những địa danh nổi tiếng khi du khách đến tham quan vùng đất này.

2. Thời gian tổ chức

Sự kiện diễn ra trong 3 ngày từ ngày 15-17/10/2022.

3. Sơ lược về sự kiện

Đây là chuỗi sự kiện lễ hội đặc biệt của Cần Thơ. Trong chuỗi sự kiện độc đáo này, du khách sẽ có dịp chiêm ngưỡng “Chiếc nón lá thư pháp lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long” do nghệ nhân thư pháp Đào Thị Cẩm Sương thực hiện.

Xưa nay, nón lá luôn là biểu tượng gắn liền với người dân Tây Nam Bộ. Từ những ngày làm việc trên đồng, những buổi đi chợ, hay thậm chí là được đưa vào bộ sưu tập ảnh của các nhiếp ảnh gia, nón lá luôn thể hiện vị trí vững chắc của mình trong vai trò giữ lửa cho nền văn hóa Tây Nam Bộ.

Ảnh: Facebook Nguyễn Hữu Phước
Ảnh: Facebook Nguyễn Hữu Phước

Song song đó là chương trình diễu hành nón lá thư pháp, áo bà ba chủ đề “Hương sắc Tây Đô” tại Công viên sông Hậu. Đây là hoạt động đặc sắc, thể hiện rõ nét đẹp văn hóa vùng miền. Áo bà ba và nón lá là đặc trưng của vùng đất phù sa, là biểu tượng văn hóa bền bỉ qua bao thế hệ. Nét đẹp văn hóa truyền thống sẽ được lan rộng tới các du khách đến từ các vùng miền khác nhau.

Ảnh: Facebook Nguyễn Hữu Phước
4. Ý nghĩa của sự kiện

Sự kiện không chỉ giúp du khách được giải trí, mãn nhãn với sự thú vị và thu hút từ các cuộc diễu hành, mà còn kết nối nền văn hóa của các vùng miền khác nhau. Từ đó, văn hóa Tây Nam Bộ sẽ tiếp tục vươn xa hơn trong tương lai và được du khách biết đến nhiều hơn, góp phần duy trì ngọn lửa văn hóa luôn rực cháy qua bao thệ hệ.

TỤC ĂN TRẦU CỦA NGƯỜI DÂN NAM BỘ

MỜI TRẦU

Quả cau nho nhỏ, miếng trầu ôi,
Này của Xuân Hương đã quệt rồi.
Có phải duyên nhau thì thắm lại,
Đừng xanh như lá bạc như vôi.

(Hồ Xuân Hương)

Tục ăn trầu là một tập tục có từ lâu đời của người dân Việt Nam, nó là một nét văn hóa đặc trưng và mang nhiều ý nghĩa. Ở Nam Bộ, tục ăn trầu của người dân có những điểm tương đối giống với các vùng, miền khác, nhưng vẫn có nét văn hóa riêng biệt trong đời sống của người dân nơi đây.

1. Văn hóa mời trầu

Trầu cau đi vào đời sống văn hóa của người dân Nam Bộ và sinh ra rất nhiều nguyên tắc ứng xử với nhiều ý nghĩa khác nhau. “Miếng trầu là đầu câu chuyện”, đây có lẽ là câu nói dân gian quen thuộc với mỗi chúng ta, ngụ ý rằng trao nhau miếng trầu để mở lời làm quen, để giãi bày câu chuyện. Từ đó, tình cảm thêm đượm nồng, khắng khít.

Ảnh sưu tầm
2. Dụng cụ dùng để ăn trầu

Vì vai trò văn hóa của tục ăn trầu nên có những dụng cụ đặc biệt gắn liền với tập tục này. Thường thấy nhất là dùng cơi trầu để cất giữ các vật liệu. Cơi thường làm bằng gỗ, phủ sơn, trông như một cái khay tròn có nắp đậy. Có nơi dùng âu trầu (còn gọi là ô) làm bằng kim loại, dáng như một cái vại có chân. Ngoài ra còn có bình vôi đặt ở chỗ tiếp khách để người ăn trầu dùng khi têm trầu.

Ảnh: Trần Hải

Người già yếu răng không ăn trầu được thì có cối giã trầu bằng kim loại để nghiền nát miếng trầu cho dễ ăn. Nếu khách là người ở tuổi trung niên, có thể nhai miếng trầu trực tiếp và tận hưởng hương vị cay, thơm của miếng trầu. Tục ăn trầu cũng tạo ra bã trầu nên ống nhổ đã xuất hiện, loại ống nhổ này thường được những nhà giàu có đặt ở chỗ tiếp khách để đựng bã trầu.

Bà cụ đang giã trầu. Ảnh: Wikipedia
3. Văn hóa trầu cau trong các lễ cưới, hỏi

Ngoài việc dùng để mời khách, cúng ông bà…trầu cau còn xuất hiện trong các lễ cưới, hỏi của đa số người dân Việt Nam nói chung và Nam Bộ nói riêng. Trầu cau thể hiện sự thủy chung của tình yêu đôi lứa, là mong muốn được gắn kết bạc đầu.

Ảnh: Tuyết Nhi
4. Văn hóa ăn trầu trong đời sống tinh thần của người dân Nam Bộ

Hình ảnh miếng trầu trở nên vô cùng quen thuộc với đời sống sinh hoạt cũng như đời sống tinh thần của người dân Nam Bộ và đại đa số người dân Việt Nam. Là một trong những yếu tố cấu thành nền văn hóa Việt, ẩn chứa triết lý sâu sắc.

Ăn trầu không chỉ đơn thuần là một tục lệ hằng ngày, mà nó mang những ý nghĩa tinh thần vô cùng sâu sắc đối với người dân Nam Bộ nói chung và người dân Việt Nam nói riêng.