Ngày hội du lịch “Văn hóa Chợ nổi Cái Răng” dự kiến diễn ra lần thứ VI từ ngày 8-10/7,với chủ đề “Bảo tồn và phát triển văn hóa Chợ nổi Cái Răng” cùng với nhiều hoặc động sôi nổi, đặc sắc hứa hẹn sẽ không làm du khách thất vọng.
Hình ảnh: Chợ nổi vào buổi sáng nhộn nhịp. Ảnh: Hữu Thành
Chợ nổi Cái Răng nằm trên sông Cần Thơ gần cầu Cái Răng, cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 7km. Diễn ra từ ngày 8 đến ngày 10-7 tại Điểm dừng chân Chợ nổi Cái Răng (đường Võ Tánh, phường Lê Bình, quận Cái Răng). Cụ thể, lễ khai mạc Ngày hội sẽ diễn ra lúc 8 giờ ngày 8-7 và bế mạc lúc 19 giờ ngày 10-7.
Những bạn hàng náo nhiệt trên chợ mỗi sớm mai. Ảnh: Nhật Nguyên
Các hoạt động xã hội.
Ngày hội sẽ có rất nhiều hoạt động sôi nổi, phong phú như diễu hành trên sông, các giải thể thao như đua thuyền rồng, ổ chức giải vô địch Taekwondo quận Cái Răng mở rộng năm 2022. Điều hấp dẫn là phục vụ trái cây và bánh miễn phí cho du khách đến tham quan.
Hừng đông, mặt trời đang nhóm lửa trên sông chợ nổi. Ảnh: Hữu Thành
Đặc biệt, liên tục 3 đêm diễn ra Ngày hội, Ban tổ chức sẽ tổ chức biểu diễn văn nghệ phục vụ du khác. Bên cạnh đó, từ 5:30AM-7AM các ngày 8, 9 và 10-7, sẽ có chương trình biểu diễn đờn ca tài tử trên Chợ nổi Cái Răng. Bên cạnh đó, Ngày hội còn có cái hoạt động an sinh xã hội, chăm lo bà con tiểu thương trên Chợ Nổi, tạo ra các hoạt động vớt rác trên sông, sơn sửa lại tàu tại Chợ và dự kiến vận động tặng 50 xe đạp cho con em tiểu thương tại Chợ Nổi.
Nét đẹp người phụ nữ Miền Tây. Ảnh: Nhật Nguyên
Ngày hội nhằm hưởng ứng Ngày Du lịch Việt Nam (9-7), góp phần bảo tồn và phát triển di sản Văn hóa Chợ nổi Cái Răng đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Về với vùng đất Tây Đô, không thể không nhắc đến một di tích lịch sử được cho là đã hình thành rất lâu, từ thuở khai hoang lập ấp đến nay đó là khu di tích Giàn Gừa. Giàn gừa là một thắng cảnh đẹp gắn liền với lịch sử hình thành vùng đất Phong Điền, là cái nôi cách mạng với truyền thống đấu tranh anh dũng, kiên cường của quân dân Cần Thơ.
Đây còn là nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của nhân dân để cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, làm ăn phát đạt.
Cổng chào đi vô khu di tích giàn gừa.
Khu di tích Giàn Gừa thuộc ấp Nhơn Khánh, xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.
Cách trung tâm thành phố Cần Thơ 14km, có 2 con đường để đến Di tích lịch sử Giàn Gừa: một là đi theo hướng lộ Vòng Cung trên địa bàn xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, qua phà đến xã Nhơn Nghĩa rồi hỏi thăm đường đi; hai là đi từ Cần Thơ về Hậu Giang, rẽ vào quốc lộ 61B (đường đi Vị Thanh), đến gần chân cầu Rạch Sung, quẹo trái, có bảng chỉ dẫn đường vào di tích.
Vẻ đẹp hoang sơ
Trước đây Giàn gừa có diện tích khá lớn, nhưng do bom đạn chiến tranh tàn phá và do tác động của môi trường hiện nay Giàn gừa chỉ còn khoảng 2.700 m2
Ảnh: sưu tầm
Đến di tích Giàn Gừa, khách tham quan cảm thấy ngạc nhiên, choáng ngợp trước một giàn gừa nguyên sinh vững chắc, với nhiều cây, nhiều nhánh đan xen, quyện chặt vào nhau như một tấm lưới khổng lồ. Có những cành gừa còn in hằn vết tích chiến tranh với những vết đứt, vết loang lổ do bom đạn.
Tuy nhiên, những cành gừa ấy vẫn đâm chồi, vươn mình tỏa rợp bóng mát. Dưới những tán cây rộng, mọi người cảm thấy thoải mái, yên bình bởi không khí nơi đây rất mát mẻ, trong lành.
Choáng ngợp với khu sinh thái thiên nhiên khổng lồ Giàn Gừa
Khu di tích Giàn Gừa Cần Thơ hiện sở hữu gốc gừa hơn 100 tuổi. Đến đây, du khách sẽ không khỏi bất ngờ và choáng ngợp trước một giàn gừa nguyên sinh khổng lồ có diện tích lên tới 2.700m2. Rễ và cành gừa đan xen chằng chịt lẫn nhau.
Gốc cây gừa cái có tuổi thọ hơn 100 năm tuổi (Ảnh: Sưu tầm)
Khu di tích Giàn Gừa mang ý nghĩa lịch sử, tâm linh
Không chỉ là địa điểm du lịch đặc biệt của Cần Thơ, khu di tích lịch sử này còn là một hiện thân trong chiến tranh. Xưa kia, Giàn Gừa từng là nơi nơi diễn ra các cuộc họp quan trọng, là địa bàn cất giấu vũ khí, tài liệu gắn liền với cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm.
Năm 2013, UBND thành phố Cần Thơ đã xếp hạng Giàn Gừa là di tích lịch sử cấp thành phố.
Vẻ đẹp của giàn gừa (Ảnh: sưu tầm)
Miếu thờ Bà Thượng Động Cố Hỉ
Hàng năm, khu di tích Giàn Gừa Cần Thơ tổ chức có 3 dịp lễ vào ngày 27/7, 22/12 và ngày 28 tháng 2 âm lịch. Dịp lễ ngày 28/2 âm lịch là để tưởng nhớ bà Thượng Động Cố Hỉ và các thần linh.
Lễ Vía bà được diễn ra với nhiều hoạt động sôi nổi nhằm bày tỏ lòng tôn kính đối với Bà Thượng Động Cố Hỷ, người được nhân dân tôn sùng là ân nhân của quê hương này. Đến lễ hội Giàn Gừa, bạn sẽ có dịp tìm hiểu nghi thức cúng bái, lễ vật dâng cúng Bà và thần linh, đặc biệt màn múa bóng rỗi truyền thống và nghe đờn ca tài tử, thưởng thức cây lành trái ngọ.
Ngoài vẻ đẹp đầy huyền bí, khu di tích Giàn Gừa còn gắn liền với nhiều câu chuyện lịch sử, tâm linh. Vì thế có dịp về miệt Tây Đô du lịch, bạn nhớ dành ít thời gian khám phá điểm đến này để thấy Việt Nam ta còn rất nhiều nơi sở hữu cảnh đẹp “đỉnh của đỉnh”.