0939227448

Chợ nổi Cái Răng nét riêng của miền Tây Nam Bộ

Buổi sáng thường nhật tại chợ nổi Cái Răng. Ảnh: Sưu tầm

Chợ nổi là một nét văn hóa rất đặc trưng của những địa phương Tây Nam Bộ đã mà ai cũng mong muốn được đến và trải nghiệm ít nhất một lần trong đời. Chợ nổi Cái Răng ở Cần Thơ có lẽ là khu chợ tiêu biểu nhất, nơi đã từng được báo chí nước ngoài vinh danh là một trong năm khu chợ thú vị nhất châu Á.

Thời gian và địa điểm đi chợ nổi Cái Răng Cần Thơ

Để đến thăm quan và hòa mình vào cuộc sống sôi động, sầm uất của chợ nổi bên bến Ninh Kiều thì du khách phải đi 6km từ trung tâm thành phố nếu đi đường bộ và 30 phút đi đường thủy.

Toàn cảnh chợ nổi Cái Răng. Ảnh: Sưu tầm

Những du khách muốn đến thăm quan chợ nổi phải đến từ rất sớm bởi phiên chợ họp từ tờ mờ sáng đến khoảng 8-9 giờ là vãn và ít ghe thuyền qua lại. Đến sớm thuê ghe thuyền đi trên dòng sông Hậu hiền hòa du khách sẽ được ngắm mặt trời mọc khi bình minh lên những tia nắng của ngày mới; chiếu trên mặt sông lóng lánh ánh bạc và tỏa ánh sáng vàng trên mái tóc, bờ vai của những người phụ nữ đang mải miết chèo thuyền, chèo ghe bán hàng mưu sinh. Vào thời điểm tinh mơ này, bạn sẽ cảm nhận rõ hơn hết nhịp sống và văn hóa của người dân gắn bó với sông nước ở Cần Thơ.

Những nét đẹp đáng nhớ của chợ nổi Cái Răng

Đến với Cần Thơ được du lịch bằng cách ngồi trên chiếc ghe thuyền lênh đênh đi qua những dòng kênh rạch, len lỏi đến một vùng quê yên bình, nên thơ. Dưới những rặng dừa xanh cao vút là từng ngôi làng, xóm nhỏ e ấp nép mình.

Ảnh: Cho thuê bán áo dài áo bà ba Cần Thơ

Điểm đặc biệt ở khu chợ nổi Cái răng chính là chuyên buôn bán các loại hoa quả Trái cây những đặc sản của vùng sông nước đồng bằng Sông Cứu Long. Tuy nhiên để khách ở xa có thể nhận biết được ghe thuyền mình đang bán những sản vật gì, thì người dân treo sản vật đó lên mũi thuyền được gọi là cây beo. Đây chính là điểm đặc biệt và thu hút sự chú ý của du khách của khu chợ nổi Cái Răng thú vị này.

Ảnh: Cho thuê bán áo dài áo bà ba Cần Thơ

Chợ nổi đã có từ rất lâu đời đến nay trước sự hiện đại và vô vàn các chợ cạn, trung tâm thương mại lớn mọc lên nhưng cũng không làm cho nét văn hóa trao đổi buôn bán trên sông kém phần sôi động thậm chí còn sầm uất hơn xưa.

Biết bao khách du lịch đến đây đã say mê với nét văn hóa của vùng sông nước này. Tiếng nói nhỏ nhẹ ấm áp dễ nghe của những thiếu nữ xinh đẹp, yêu kiều hớp hồn du khách thập phương. Bởi vậy mà ai đến đây đều mong muốn một lần được tham quan và trải nghiệm nét văn hóa của chợ nổi Cái Răng.

Bến Ninh Kiều cung đường giải trí của Cần Thơ

Đôi nét về bến Ninh Kiều Cần Thơ

Bến Ninh Kiều là một điểm du lịch thu hút đông đảo khách du lịch. Tọa lạc bên bờ sông Hậu, Bến Ninh Kiều từ lâu đã là niềm kiêu hãnh của người dân xứ Tây Đô. 

Bến Ninh Kiều về đêm. Ảnh: Sưu tầm

Sau nhiều năm hình thành và phát triển, bến Ninh Kiều được xem là địa điểm vui nhất tại Cần Thơ về đêm với nhiều hoạt động giải trí. Du khách có thể đi dạo quanh bến Ninh Kiều ngắm sông Hậu, thưởng thức ẩm thực tại khu vực chợ đêm hay check-in tại cầu tình yêu đầy lãng mạn.

Bến Ninh Kiều về đêm. Ảnh: Sưu tầm

Bến Ninh Kiều ở đâu? Đi như nào? Thời gian thích hợp để lên lịch trình tham quan?

Bến Ninh Kiều nằm tại ngã ba sông Hậu và sông Cần Thơ, ngay trung tâm thành phố Cần Thơ. Thuộc phường Tân An, quận Ninh Kiều, bến Ninh Kiều có vị trí đắc địa thuận tiện cho du khách ghé thăm. 

Tùy vào vị trí khách sạn, du khách có thể đến bến Ninh Kiều bằng 3 con đường chính sau: Nguyễn Thái Học, Ngô Quyền và Hai Bà Trưng. Du khách hoàn toàn dễ dàng di chuyển bằng các loại phương tiện phổ biến tại Cần Thơ.

Bất kỳ thời điểm nào, bến Ninh Kiều Cần Thơ vẫn luôn đẹp và đông đúc. Nhưng thời điểm đẹp nhất cho một chuyến du ngoạn Ninh Kiều là vào mùa nước nổi (tháng 8 đến tháng 11) và dịp tổ chức các lễ hội (tầm tháng 12 đến tháng 4).

Tháng 6 đến tháng 11 là mùa mưa, du lịch vào mùa này sẽ khá khó khăn cho du khách.

Bến Ninh Kiều vào mùa nước nổi

Hái bông súng mùa nước nổi. Ảnh: Sưu tầm

Vào mùa nước nổi, Bến Ninh Kiều nói riêng và Cần Thơ nói chung khoác lên mình vẻ đẹp rất lạ, lạ hơn hẳn so với ngày thường. Du khách sẽ được trải nghiệm cảm giác lênh đênh bốn bề sông nước. Ngoài ra, đây được xem là mùa “sạc năng lượng” đem lại sức sống mới cho xứ Tây Đô với các bông sen, súng, cỏ năng xanh ươm tươi tốt.

Các lễ hội tại Cần Thơ

Lễ hội chùa ông Cần Thơ. Ảnh: Sưu tầm

Tháng 12 đến tháng 4 là thời điểm tổ chức nhiều lễ hội nhất tại Cần Thơ. Gần bến Ninh Kiều nhất là lễ hội chùa Ông nằm đối diện bến. Đây là ngôi chùa người Hoa có kiến trúc đẹp nhất tại xứ Tây Đô.

Đặc sản ở bến Ninh Kiều

Vịt nấu chao

Vịt nấu chao Cần Thơ. Ảnh: Sưu tầm

Nếu có dịp ghé thăm bến Ninh Kiều (Cần Thơ) mà không thử vịt nấu chao thần thánh thì thật là thiếu sót. Đây là món ăn vang danh cả miền Tây bởi hương vị thơm ngon với hương vị đậm đà. Ở Cần Thơ, món ăn này được dành hẳn một con hẻm chuyên kinh doanh vịt nấu chao.

Bánh xèo củ hủ dừa Cần Thơ

Bánh xèo củ hủ dừa. Ảnh: Sưu tầm

Bánh xèo là một đặc sản nổi tiếng của xứ miệt vườn Cần Thơ. Đặc biệt là món bánh xèo củ hủ dừa không phải chỗ nào cũng có. 

Củ hũ dừa là phần trên của cây dừa, được xem là trái tim của cây dừa. Khi chế biến với bánh xèo, củ hũ dừa sẽ được làm sạch và ngâm mềm, sau đó trộn với các nguyên liệu khác như tôm, thịt heo, đậu xanh, giá,…và đặt lên lớp bột vàng giòn. 

Khi thưởng thức bánh xèo củ hũ dừa, chắc chắn không thiếu nước chấm đặc trưng của miền Tây. Đó là nước mắm được pha loãng với nước hoặc nước dừa, trộn với ớt, một ít đường, chanh và tép tỏi băm. 

Pizza hủ tiếu

Pizza hủ tiếu món ngon độc lạ. Ảnh: sưu tầm

Pizza hủ tiếu là món ăn vặt độc đáo của Cần Thơ. Đây là sản phẩm của tinh thần tiết kiệm và xử lý linh hoạt của người Việt. Cần Thơ nổi tiếng với nhiều làng nghề hủ tiếu, trong quá trình sản xuất, họ phải bỏ đi những sợi hủ tiếu bị gãy hoặc không hoàn chỉnh. Người dân nơi đây đã nghĩ ra cách để sử dụng lại những sợi hủ tiếu đó, và pizza hủ tiếu được ra đời. 

Bánh tét lá cẩm

Bánh tét lá cẩm. Ảnh: Sưu tầm

Nếu bạn có ý định mua đặc sản cho người thân và bạn bè, bánh tét lá cẩm là sự lựa chọn không tồi. Bánh tét lá cẩm luôn khiến khách du lịch tứ xứ tò mò không ngớt vì màu sắc bắt mắt của mình. Để bánh tét có màu tím, người ta trộn phần vỏ bánh với nước cốt lá cẩm. Nhân bánh thì được nhồi với thịt heo và trứng vịt muối. Khi cắt bánh, bên ngoài màu tím, bên trong là lớp nhân thịt trông chỉ muốn ăn ngay.