0939227448

HỦ TIẾU MỸ THO

Ảnh: Cho thuê bán áo dài áo bà ba Cần Thơ

Tiền Giang miền Tây sông nước ngoài nổi tiếng với miệt vườn dân dã còn có các món ăn đậm đà hương vị. Đặc biệt nhất là món hủ tiếu Mỹ Tho đã chinh phục được lòng của bao vị khách phương xa.

1. Nguồn gốc tên gọi:

Sưu Tầm.

Hủ tiếu Mỹ Tho của tỉnh Tiền Giang được xem như là nổi tiếng nhất của cả miền Nam. Xuất hiện vào thập niên 60 của thế kỉ 20 từ các xe, cửa hiệu ven đường. Cùng với những tên gọi như Phánh Ký, Vĩnh Ký, Hưng Ký, Gia Ký, Tuyền Ký. Các quán hủ tiếu của người Việt gốc Hoa này trải rộng từ Mỹ Tho tới Gò Công và các quận của Cái Bè, Cai Lậy. Theo thời gian tên gọi này trở thành một đặc sản nổi tiếng của tỉnh được nhiều người biết đến.

2. Đặc điểm:

Ảnh: Cho thuê bán áo dài áo bà ba Cần Thơ

Hủ tiếu Mỹ Tho nổi tiếng hơn 100 năm nay, được làm từ gạo, có sợi trong, khi trụng nước sôi có độ khô dai vừa phải, không bở hoặc mềm, quan trọng nhất là nước dùng nấu bằng xương ống của heo, một ít mực khô, đun lửa cháy liu riu, liên tục vớt bọt để có một thứ nước trong vắt ngọt lịm. Năm 2009, món ăn này đã được trung tâm thương hiệu Việt cấp giấy chứng nhận.

3. Món ăn vang danh một vùng:

Sánh bên cùng với hủ tiếu Sa Đéc và Nam Vang. Hương vị của hủ tiếu Mỹ Tho cũng không kém phần hấp dẫn. Nhìn sơ qua, món ăn này cũng gần giống với các món cùng loại. Nhưng chỉ khi ăn thử bạn mới cảm nhận được sự khác biệt rất riêng của nó.

Ảnh: Cho thuê bán áo dài áo bà ba Cần Thơ

Sợi hủ tiếu vùng này là cọng nhỏ, khô, dai và giòn giòn thơm thơm, mang nét đặc trưng không lẫn vào nơi đâu được. Nguyên liệu ăn kèm khá phong phú nên thực khách có thể thoải mái lựa chọn thịt nạc, lòng, xương hay hải sản… tùy theo ý thích. Ngoài hai thành phần đó, cái hấp dẫn người ăn nhất chính là nước dùng. Ngoài vị ngọt của nước hầm xương, còn có cái mằn mặn của tôm khô, ngọt nhẹ của củ cải, tạo cảm giác dìu dịu nơi đầu lưỡi khi thưởng thức.

Chỉ đơn giản là thế, nhưng tất cả tinh hoa của món ăn đều hội tụ vào bát hủ tiếu thơm ngon. Cùng hương thơm lan tỏa khiến thực khách khó có thể cưỡng lại được. Cái dai mềm của sợi bánh, vị ngọt thanh của nước dùng, mềm ngọt của thịt. Hòa quyện vào vị chua chua của nước chấm không chỉ đem đến cảm giác ngon miệng cho người ăn. Còn đọng lại hương vị thơm ngon khó quên cho thực khách khi đã thưởng thức.

4. Hủ tiếu Mỹ Tho ngày nay:

Ngày nay, điều kiện kinh tế phát triển nên nhu cầu ăn uống của thực khách ngày càng đa dạng. Nó đã được cải biến với các món như hủ tiếu mực, hủ tiếu xương, hủ tiếu thập cẩm, hủ tiếu bò viên, hủ tiếu chay, hủ tiếu sa tế. Một điều đặc biệt hơn thế nữa, món ăn này đã được Tổ chức Kỷ lục Châu Á trao cúp và chứng nhận “Hủ tiếu Mỹ Tho là món ăn đạt giá trị ẩm thực châu Á năm 2013”.

Ảnh: Cho thuê bán áo dài áo bà ba Cần Thơ

Để cảm nhận điều này, nếu có dịp về miền Tây ngang qua đất Tiền Giang, bạn hãy ghé Mỹ Tho ăn hủ tiếu nhé !!!

BÁNH XÈO MIỀN TÂY

1. Giới thiệu về bánh xèo miền Tây

Bánh xèo là một trong những món ăn đặc trưng của miền sông nước Tây Nam Bộ. Với những nguyên liệu gần gũi, bình dị, bánh xèo mang đến cho du khách một hương vị thơm ngon khó quên và không lẫn lộn với bất kỳ món ăn nào khác.

Ảnh: Nhật Nguyên
2. Cách làm bánh xèo miền Tây

Muốn làm được món bánh xèo đúng vị miền Tây, nguyên liệu cần phải có đó là bột làm bánh xèo, tôm sú, thịt ba chỉ, xà lách, cải canh, rau thơm, giá đỗ, hành lá, cà rốt, cải trắng, hành tây, bột nghệ, hạt nêm, giấm, bột ngọt, muối và nước mắm.

Cách làm ra một chiếc bánh thơm ngon chính là tuân thủ từng bước một. Điển hình như khâu sơ chế, pha bột, làm nhân và đổ bánh đúng kỹ thuật.

Sau khi sơ chế nguyên liệu, phải tiến hành pha bột. Hòa tan nước cốt dừa cùng với nước. Cho bột bánh xèo, bột nghệ, hành lá, hạt nêm, muối vào khuấy đều. Khuấy đến khi nào thấy bột mịn, để thêm 20 đến 30 phút cho bột nở hoàn toàn. Sau đó, thêm gia vị vừa phải.

Tiếp đó là xào nhân bánh cho thật chín, và sau cùng là đổ bánh. Cho dầu ăn vào chảo. Đổ bột vào chảo khi dầu đã sôi. Tráng đều lớp bột bằng cách nghiêng chảo. Thả tôm, thịt, hành tây và giá vào. Khi thấy bánh chuyển sang màu vàng, tiến hành gấp đôi và chiên phần còn lại cho đến khi giòn đều hai mặt. 

Ảnh: Nhật Nguyên
3. Món nước chấm không thể thiếu đối với bánh xèo miền Tây

Để tận hưởng trọn vẹn vị ngon, phần pha nước chấm cũng vô cùng quan trọng. Đây là linh hồn của món bánh, du khách có thể được nếm thử qua những chén nước chấm với công thức riêng của từng địa phương khi đến miền Tây để thưởng thức món bánh này. 

Đặc biệt, món bánh này có thể cuộn trực tiếp với các loại rau sống rồi chấm ngập nước mắm, sau đó là tận hưởng vị ngon của món bánh. Đến với miền Tây, du khách nên một lần thử qua món bánh đặc trưng này, hương vị của nó sẽ khiến bạn nhớ mãi.