0939227448

NHÀ CỔ BÌNH THỦY – CẦN THƠ

Đến với Cần Thơ, ngoài việc tham quan các địa điểm nổi tiếng như Bến Ninh Kiều hay chợ nổi Cái Răng, hoặc vui chơi hết mình trong các khu du lịch, du khách nhớ ghé thăm những ngôi nhà cổ mang đậm dấu ấn văn hóa miền sông nước Tây Nam Bộ ở Cần Thơ, nổi bật trong số đó là Nhà Cổ Bình Thủy.

Ảnh: Nhật Nguyên
1. Lịch sử và vị trí của Nhà Cổ Bình Thủy

Ngôi nhà cổ có tuổi đời gần 150 năm và hiện nay vẫn còn giữ nguyên vẹn nét đẹp cổ kính.

Nhà Cổ Bình Thủy tọa lạc tại số 142/144 Bùi Hữu Nghĩa, được xây dựng từ năm 1870 thuộc sở hữu của nhà họ Dương. Chủ nhân ngôi nhà là ông Dương Chấn Kỷ – một thương gia trí thức giàu có, đồng thời cũng là điền chủ có óc mỹ thuật. Vì vậy, ngôi nhà mang hơi hướng kiến trúc kiểu Pháp vô cùng sang trọng nhưng vẫn giữ được những nét văn hóa rõ rệt của người phương Đông.

Ảnh: Nhật Nguyên
2. Không gian của Nhà Cổ Bình Thủy

Ngôi nhà được xây dựng trên tổng diện tích khoảng 6.000m2 theo hướng Đông Tây. Bao bọc xung quanh là những cây cảnh tươi sắc tạo nên không khí thơ mộng, tươi mới cho ngôi nhà cổ.

Không gian nhà gồm có nhà trước dùng làm nơi tiếp khách, được trang trí theo phong cách Châu Âu. Nhà giữa dùng để ở và thờ cúng, cùng với đó là các tiểu cảnh trong và ngoài.

3. Giới thiệu sơ lược về Nhà Cổ Bình Thủy

Đây là ngôi nhà cổ ở miền Tây có phong cách kiến trúc độc đáo nhất ở miền Tây. Ngoài cổng chính, nơi đây còn có một cổng phụ xây theo kiến trúc Á Đông với 4 cột tròn, mặt trước gắn bảng “Phước An Hiệu”.

Tuy kiến trúc của ngôi nhà có phần hơi hướng phương Tây nhưng gian thờ lại thuần Việt. Điều này thể hiện sự có chọn lọc của gia chủ.

4. Trải nghiệm ở Nhà Cổ Bình Thủy

Khi đến thăm nơi đây, du khách sẽ được dịp quay ngược thời gian trở về bối cảnh quá khứ hàng trăm năm trước, trải nghiệm cuộc sống sang giàu của các gia đình trưởng giả Nam Bộ thời ấy.

Mỗi du khách sẽ được nghe về cuộc sống sinh hoạt thường ngày của gia đình Nam Bộ xưa và học hỏi được thêm nhiều điều mới lạ.

5. Ý nghĩa của Nhà Cổ Bình Thủy

Ngôi nhà là một trong số ít những căn nhà cổ còn nguyên vẹn cho đến ngày nay. Nơi đây có giá trị lớn trong việc hỗ trợ công tác nghiên cứu, tìm hiểu nền văn hóa, phong tục tập quán của người dân đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ giao thoa giữa hai thế kỷ.

CHỢ TRUYỀN THỐNG MIỀN TÂY

Từ thuở xa xưa – miền Tây, vùng đất quanh năm được phù sa bồi đắp và thiên nhiên ưu đãi với vô số các loại hàng hóa khác nhau. Vì thế, người dân thường mang hàng hóa của mình tụ họp lại tại một địa điểm và buôn bán, trao đổi, và được gọi là “chợ truyền thống”.

1. Giới thiệu về chợ truyền thống miền Tây

Ðến chợ du khách sẽ được hòa mình vào dòng người chen chúc ở chợ, tuy ồn ào nhưng rất vui và ấm áp. Ngoài ra, du khách còn được mãn nhãn với hàng trăm loại rau, củ, quả đặc trưng của từng địa phương và những món hàng hóa màu sắc sặc sỡ.

Nếu đã cạn sức vì đi dạo chợ quá lâu, du khách có thể nghỉ ngơi với ly nước giải khát trên tay. Nào là nước mía, nước sâm, nước dừa…trải dài cả khu chợ. Hay đói một chút, những hàng quán mộc mạc bên trong chợ sẽ sẵn sàng chào đón du khách với những món ăn đậm vị miền Tây.

Ảnh: Dy Khoa – dulịchChất.com
2. Hàng hóa ở chợ truyền thống miền Tây

Đi chợ miền Tây, du khách sẽ thấy những con cá, con cua được bày bán một cách dân dã, hoặc những món bánh dân gian đặc trưng của miền sông nước Tây Nam Bộ.

Ảnh: Red Lê – Mỹ Tho đại phố.net
Ảnh: lee_wew/Instagram – Báo Hà Nam
3. Ý nghĩa của chợ truyền thống miền Tây

Vì nhiều lý do khác nhau nên chợ truyền thống miền Tây có sức lôi cuốn, hấp dẫn một cách đặc biệt đối với tất cả mọi người trên mọi miền đất nước, và cả du khách nước ngoài hay những người con xa quê.

Đến với chợ miền Tây là lúc con người ta chìm đắm trong một văn hóa đầy tính nhân văn và tình cảm của người với người. Là nơi gợi lại những ký ức về một vùng đất yên bình, ấm áp cho những người con ở nơi xa.