0939227448

KHĂN RẰN NAM BỘ

Nhắc đến Nam Bộ, ngoài chiếc nón lá hay áo bà ba, khăn rằn cũng là một trong những biểu tượng văn hóa của vùng đất này.

1. Sự ra đời của khăn rằn

Khăn rằn xuất hiện từ rất lâu, không thể xác định thời gian cụ thể. Chỉ biết rằng nó đã gắn bó với người dân Nam Bộ từ thuở xa xưa, trong công việc lao động hằng ngày và trong cả đời sống.

Nhưng có nguồn tin cho rằng chiếc khăn rằn bắt nguồn từ khăn krama của người Khmer. Theo thời gian, chiếc khăn đã được thay đổi cho phù hợp, gần gũi và gắn liền với người dân miền sông nước Nam Bộ.

Ảnh: Nhật Nguyên
2. Sự độc đáo của khăn rằn

Chiếc khăn rằn có những nét độc đáo riêng biệt. Ngoài các giai đoạn sản xuất công phu, công đoạn lên hồ là quan trọng nhất. Bởi nó giúp những sợi chỉ cứng hơn, dễ dàng dệt khăn và gấp nếp, nhưng khi giặt qua nhiều lần lớp hồ đó trôi đi, khăn sẽ trở nên mềm mại. Sự đặc biệt này chỉ có thể thấy ở khăn rằn Nam Bộ.

Ảnh: Tạp chí Làng nghề Việt Nam
3. Khăn rằn trong đời sống nhân dân Nam Bộ

Chiếc khăn rằn là vật gắn liền với cuộc sống thường nhật của người dân nơi đây. Khăn theo chân người lao động ra đồng, theo các bà, các chị đi chợ, hay để thấm những giọt mồ hôi vì phải bươn chải với cuộc sống nhọc nhằn của người dân.

Ảnh: Nhật Nguyên

Ngoài ra, khăn rằn còn xuất hiện trong các bộ sưu tập ảnh. Nó thường được mặc kèm với áo bà ba, loại trang phục quen thuộc, là biểu tượng đặc trưng của người dân Nam Bộ.

Ảnh: Nhật Nguyên
4. Khăn rằn và tinh thần chiến đấu của người dân Nam Bộ

Không chỉ là vật dụng phục vụ trong đời sống hằng ngày, khăn rằn còn đồng hành cùng các chiến sĩ trên các nẻo đường hành quân, giải phóng đất nước. Khăn che nắng, che mưa, hay dùng để băng bó tạm cho những chiến sĩ trên chiến trường.

Chiếc khăn cũng có thể là vật được gửi tặng của những người mẹ, người vợ, người bạn… cho các chiến sĩ mang theo đi chiến đấu, góp phần tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho những chàng trai ngày đêm vì nước quên thân.

5. Ý nghĩa của chiếc khăn rằn

Trải qua bao thế hệ, chiếc khăn rằn vẫn mãi là hình ảnh thân quen gần gũi với người dân miền quê vùng sông nước Nam Bộ. Đây là một nét đẹp văn hóa và là biểu tượng đặc trưng của người dân vùng đất phương Nam, đặc biệt là miền sông nước Nam Bộ.

Ảnh: Nhật Nguyên
6. Địa điểm bán khăn rằn ở Cần Thơ

Du khách có thể tìm mua khăn rằn để sử dụng hoặc làm kỷ niệm. Ở Cần Thơ, Cho thuê, bán áo dài, áo bà ba Cần Thơ gợi ý cho du khách có thể đặt mua khăn rằn qua http://m.me/aodaiaobaba nơi đây sẽ cung cấp cho du khách những chiếc khăn rằn đúng chất Nam Bộ.

NÓN LÁ – BIỂU TƯỢNG CỦA NÉT ĐẸP NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM

Từ bao đời nay, nón lá luôn là biểu tượng của nét đẹp dịu dàng, đôn hậu và mộc mạc của người phụ nữ Việt Nam. Chiếc nón lá được tạo thành bởi những đôi tay khéo léo của các thợ lành nghề. Nó luôn hiện diện trong đời sống hằng ngày và cả trong thi ca, trong những bài hát, làn điệu dân ca và trên cả sân khấu.

1. Nón lá trong đời sống của người phụ nữ Việt Nam

Nón lá là vật dụng quen thuộc của các bà, các chị trong công việc hằng ngày. Làm đồng, cấy lúa, đi chợ…tất cả đều gắn liền với chiếc nón lá mộc mạc.

Ảnh: Nhật Nguyên

Nón che nắng, che mưa cho những người phụ nữ lam lũ sớm chiều để chăm lo cho gia đình, sự sờn cũ xuất hiện trên những chiếc nón được sử dụng lâu ngày. Nó âm thầm lặng lẽ hiện diện trong cuộc sống của người dân và trở thành vật dụng không thể thiếu.

2. Nón lá trong những làn điệu dân ca

Không chỉ xuất hiện trong đời thực, nón lá còn được đưa vào những bài hát, những làn điệu dân ca để tôn vinh nét đẹp của người phụ nữ Việt.

EM ĐI TRÊN CỎ NON

“Em đi trên cỏ non mọc ôm đôi bờ đường đê
Em che nghiêng nón lá chân rụt rè qua nhịp cầu tre…”

Hình ảnh người phụ nữ được thể hiện qua 2 câu hát, với sự xuất hiện của chiếc nón bài thơ làm toát lên nét đẹp dịu dàng của người con gái thôn quê. Nón lá là biểu tượng đặc trưng hoàn mỹ nhất cho vẻ đẹp tâm hồn thuần khiết của người phụ nữ Việt Nam.

Ảnh: Tuyết Nhi
3. Nón lá trong thi ca

QUÊ HƯƠNG

“Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che”

Nón lá còn xuất hiện trong thi ca với nét đẹp tần tảo của người phụ nữ. Hình ảnh người mẹ sớm hôm lam lũ nuôi con với chiếc nón gắn liền với đời sống thôn quê mộc mạc. Dù là trong đời sống hay trên bất kỳ phương diện nào, nón lá luôn thể hiện được nét đẹp lao động, dịu dàng, phóng khoáng của người phụ nữ Việt Nam.

4. Nón lá trên sân khấu

Nón lá còn được mang lên những sân khấu lớn để trình diễn. Những cô gái với trang phục áo bà ba và chiếc nón lá đã trở thành biểu tượng của cái đẹp, được bạn bè quốc tế biết đến rộng rãi về văn hóa Việt Nam cũng như nét đẹp của người phụ nữ Việt.

Ảnh: Nhật Nguyên
5. Ý nghĩa của chiếc nón lá

Chiếc nón lá không chỉ là vật dụng thông thường mà còn là nét đẹp của văn hóa Việt, là biểu tượng đặc trưng của người phụ nữ Việt Nam, và sẽ còn tồn tại mãi dù cuộc sống có nhiều biến đổi.