0939227448

LÀNG NGHỀ BÁNH PÍA VŨNG THƠM

Nhắc đến Sóc Trăng, ngoài các ngôi chùa với kiến trúc độc đáo và tráng lệ, du khách còn có thể tìm thấy những làng nghề nổi tiếng ở nơi đây, đặc trưng là làng nghề bánh pía Vũng Thơm, một loại bánh đặc sản của vùng đất này.

Ảnh: Trích từ bài viết của Đất Tây Đô https://dattaydo.com/banh-pia-soc-trang-lang-nghe-banh-pia-vung-thom/
1. Sự ra đời của bánh pía Vũng Thơm

Tương truyền, bánh pía Vũng Thơm xuất hiện ở vùng đất này từ thế kỷ 17. Chiếc bánh này đã giúp những người Hán trên đường di cư thoát khỏi những ngày khó khăn cơ cực.

Sau đó, món bánh được mang đi kinh doanh và lớn dần thành làng nghề như ngày nay.

2. Bánh pía Vũng Thơm ngày nay

Ngày nay, làng nghề bánh pía Vũng Thơm đã dần phát triển theo hướng hiện đại hóa. Lò bánh được xây dựng khá quy mô và được đầu tư dây chuyền máy móc hiện đại, phù hợp tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm. 

Bánh pía được yêu thích bởi hương vị đặc biệt của nó. Cách làm nên một chiếc bánh cũng vô cùng cầu kỳ và tỉ mỉ.

3. Giá trị văn hóa của làng nghề bánh pía Vũng Thơm

Làng nghề bánh pía Vũng Thơm đã tạo nên thương hiệu bánh pía Sóc Trăng nổi tiếng. Du khách mỗi lần ghé thăm đều có thể mua bánh pía về làm quà cho người thân. Làng nghề góp phần lớn giá trị vào bức tranh chân quê mộc mạc của miền sông nước Tây Nam Bộ.

ĐỜN CA TÀI TỬ NAM BỘ 

1.Giới thiệu về đờn ca tài tử Nam Bộ

Miền Tây nổi tiếng là vùng đất thi ca, với những giai điệu âm nhạc gieo thương nhớ. Đờn ca tài tử Nam bộ là một loại hình âm nhạc đặc trưng của miền sông nước Tây Nam Bộ, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể.

Ảnh: Trích từ bài viết của Quỳnh Hoa – Báo Sức khỏe & Đời sống https://suckhoedoisong.vn/giu-hon-cot-lan-toa-nghe-thuat-don-ca-tai-tu-169220405112931194.htm
2. Nguồn gốc của đờn ca tài tử Nam Bộ

Loại hình này ra đời từ hơn 100 năm trước, được biểu diễn với một ban nhạc gồm 4 loại đàn là đàn cò, đàn tranh, đàn kìm và đàn bầu, du nhập vào phương Nam từ cuối thế kỷ XIX bởi ba nhạc sĩ gốc miền Trung: Nguyễn Quang Đại, Trần Quang Quờn và Lê Tài Khị. Việc tạo ra ban đầu chỉ nhằm mục đích đàn để nghe với nhau. Dần dần, nhiều đối tượng bị thu hút và không gian cũng mở rộng. 

3. Nhạc cụ để biểu diễn

Các nhạc cụ của loại hình này bao gồm đàn tranh, đàn kìm, đàn tỳ bà, đàn cò và đàn tam. Sáo được sử dụng thường là sáo bảy lỗ. Hiện nay, có một loại nhạc cụ mới do các nghệ nhân tạo ra đó là đàn guitar phím lõm.

4. Trình diễn đờn ca tài tử Nam Bộ

Các nhóm nhạc tài tử hợp lại với nhau thành các câu lạc bộ để phục vụ văn nghệ khi có yêu cầu, hoặc trong lúc rảnh rỗi, muốn thư giãn.

5. Trang phục biểu diễn

Về trang phục, những người biểu diễn chủ yếu là bạn bè, hàng xóm với nhau nên họ thường mặc trang phục bình thường. Còn khi biểu diễn trong đình, chùa, sân khấu, họ mới mặc trang phục biểu diễn.

Ảnh: Trích từ bài viết của Túy Phượng – Đọt chuối non https://dotchuoinon.com/2015/01/22/dan-ca-dan-nhac-vn-don-ca-tai-tu/
Ảnh: TTXXVN – Trích từ bài viết của Thanh Thủy – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch https://bvhttdl.gov.vn/ca-mau-to-chuc-hoi-thi-tim-hieu-nghe-thuat-don-ca-tai-tu-nam-bo-lan-thu-nhat-nam-2018-623558.htm
6. Ý nghĩa của đờn ca tài tử Nam Bộ

Loại hình văn nghệ này là tinh hoa của nghệ thuật dân tộc, là nét đặc trưng của vùng sông nước Tây Nam Bộ. Đây là loại hình nghệ thuật cần được gìn giữ và phát huy để nâng cao sức mạnh văn hoá truyền thống Nam Bộ nói riêng và văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung.