1.Giới thiệu về đờn ca tài tử Nam Bộ
Miền Tây nổi tiếng là vùng đất thi ca, với những giai điệu âm nhạc gieo thương nhớ. Đờn ca tài tử Nam bộ là một loại hình âm nhạc đặc trưng của miền sông nước Tây Nam Bộ, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể.

2. Nguồn gốc của đờn ca tài tử Nam Bộ
Loại hình này ra đời từ hơn 100 năm trước, được biểu diễn với một ban nhạc gồm 4 loại đàn là đàn cò, đàn tranh, đàn kìm và đàn bầu, du nhập vào phương Nam từ cuối thế kỷ XIX bởi ba nhạc sĩ gốc miền Trung: Nguyễn Quang Đại, Trần Quang Quờn và Lê Tài Khị. Việc tạo ra ban đầu chỉ nhằm mục đích đàn để nghe với nhau. Dần dần, nhiều đối tượng bị thu hút và không gian cũng mở rộng.
3. Nhạc cụ để biểu diễn
Các nhạc cụ của loại hình này bao gồm đàn tranh, đàn kìm, đàn tỳ bà, đàn cò và đàn tam. Sáo được sử dụng thường là sáo bảy lỗ. Hiện nay, có một loại nhạc cụ mới do các nghệ nhân tạo ra đó là đàn guitar phím lõm.

4. Trình diễn đờn ca tài tử Nam Bộ
Các nhóm nhạc tài tử hợp lại với nhau thành các câu lạc bộ để phục vụ văn nghệ khi có yêu cầu, hoặc trong lúc rảnh rỗi, muốn thư giãn.
5. Trang phục biểu diễn
Về trang phục, những người biểu diễn chủ yếu là bạn bè, hàng xóm với nhau nên họ thường mặc trang phục bình thường. Còn khi biểu diễn trong đình, chùa, sân khấu, họ mới mặc trang phục biểu diễn.


6. Ý nghĩa của đờn ca tài tử Nam Bộ
Loại hình văn nghệ này là tinh hoa của nghệ thuật dân tộc, là nét đặc trưng của vùng sông nước Tây Nam Bộ. Đây là loại hình nghệ thuật cần được gìn giữ và phát huy để nâng cao sức mạnh văn hoá truyền thống Nam Bộ nói riêng và văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung.