0939227448

VĂN HÓA NGÀY TẾT NAM BỘ

Nam Bộ là nơi có đa dạng các nền văn hóa khác nhau, mỗi văn hóa có một nét đẹp và đặc trưng riêng biệt, và văn hóa ngày Tết Nam Bộ là không thể không kể đến.

1. Biểu tượng của ngày Tết Nam Bộ

Nếu đặc trưng của miền Bắc là hoa đào hồng tươi dịu dàng, thì biểu tượng của miền Nam lại là hoa mai vàng rực rỡ. Hoa mai với ý nghĩa tốt lành, mang lại may mắn và thịnh vượng cho gia đình nên hoa mai thường được trưng trong nhà vào ngày Tết.

Ảnh: Tường Vy
2. Ẩm thực ngày Tết Nam Bộ

Vào ngày Tết, người dân Nam Bộ gói bánh tét để cúng ông bà, bánh tét biểu trưng cho sự trường tồn và sức sống mãnh liệt.

Ảnh: Internet

Ngoài ra, còn có những món ăn truyền thống đặc trưng của miền Nam góp mặt vào mâm cơm ngày Tết, như là dưa chua củ kiệu, thịt kho hột vịt, canh khổ qua hay giò thủ…

Ảnh: Shutterstock
3. Mâm ngũ quả ngày Tết Nam Bộ

Mâm ngũ quả là đặc trưng không thể thiếu trong ngày Tết của cả 3 miền, nhưng sự lựa chọn các loại quả để trưng bày sẽ khác nhau.

Ở Nam Bộ, mâm ngũ quả bắt buộc phải có các loại quả là cầu, dừa, đu đủ, xoài cà sung, với ý nghĩa mong năm mới sinh túc, đủ đầy.

Ảnh: Trích từ bài viết của Thảo Trâm – Hiệp hội dừa Bến Tre
4. Chợ hoa ngày Tết Nam Bộ

Chợ hoa là truyền thống có từ lâu đời, người dân nơi đây quan niệm hoa là biểu tượng của niềm vui, sự may mắn và tài lộc nên dù trong hoàn cảnh nào chợ hoa ngày Tết Nam Bộ vẫn diễn ra nhộn nhịp và vui tươi.

Ảnh: Trích từ bài viết của Phương Lan – Báo An Giang Online
5. Ý nghĩa của ngày Tết Nam Bộ

Không chỉ riêng Nam Bộ, mà ngày Tết còn có ý nghĩa tốt lành đối với cả 3 miền. Tết là thời gian sum họp, đoàn viên của mọi gia đình sau một năm làm việc, học tập mệt mỏi. Văn hóa ngày Tết là một nét đẹp truyền thống của Việt Nam nói chung và người dân Nam Bộ nói riêng.

VĂN HÓA CƯỚI HỎI MIỀN TÂY

Tây Nam Bộ là nơi có nhiều văn hóa đa dạng và độc đáo. Cưới hỏi ở miền Tây cũng có những nét đặc sắc riêng biệt, ít nhầm lẫn với các vùng miền khác. Sự độc đáo trong văn hóa cưới hỏi xuất phát bởi địa lý, lối sống và tính cách của người dân nơi đây.

Ảnh: Tuyết Nhi
1. Lễ rước dâu trong đám cưới miền Tây

Đối với đa số các đám cưới ở vùng miền khác, cô dâu thường được rước về nhà chồng bằng xe hoa, nghi lễ tổ chức rất trang trọng.

Còn ở miền Tây, vì địa hình mạng lưới sông ngòi dày đặc, lễ rước dâu có thể thay thế xe hoa bằng những chiếc ghe chạy máy được trang trí rất đẹp. Ngoài ra, hình ảnh cô dâu đi qua cầu khỉ là bình thường ở nơi đây, bởi lẽ từ nhỏ cô dâu đã quen với cuộc sống ở miền sông nước này.

Ảnh: webdamcuoi.com
2. Trang trí đám cưới ở miền Tây

Thường đám cưới sẽ được trang trí lộng lẫy với những vật dụng và đèn nhiều màu sắc, cổng cưới hoành tráng. Còn ở miền Tây, cổng và rạp cưới có thể được làm bằng tre, lá dừa, lá chuối… tạo nên sự đặc biệt và kỷ niệm khó quên trong ngày trọng đại.

Ảnh: Ely Wedding
3. Nghi lễ quan trọng trong đám cưới miền Tây

Sau khi tiến hành các giai đoạn, nghi lễ quan trọng nhất đối với người miền Tây là nghi lễ lên đèn. Cặp đèn long phụng được chú rể mang đến nhà cô dâu và cùng nhau thắp lên, ra mắt chàng rể với tổ tiên nhà gái, cầu chúc một cuộc hôn nhân viên mãn, hạnh phúc.

Ảnh: Lavender Studio
4. Những kiêng kỵ về ẩm thực trong đám cưới miền Tây

Miền Tây nổi tiếng có nhiều món ăn đặc trưng, nhưng không phải món nào cũng có thể chiêu đãi trong ngày cưới.

Đám cưới người ta không sử dụng các món như canh chua, canh đắng, cá lóc nướng và món mắm mặc dù chúng đều là đặc sản ở đây. Bởi lẽ những món ăn đó sẽ gợi lên sự đắng cay, chua chát và hôi hám, đen đủi không may mắn cho ngày vui.

5. Ý nghĩa của đám cưới miền Tây

Cưới hỏi ở miền Tây là một trong những nét văn hóa đặc sắc, là nét đẹp trong phong tục cưới hỏi của miền Tây Nam Bộ. Nếu có thể, các bạn hãy một lần đi dự đám cưới miền Tây để cảm nhận được trọn vẹn cái tình, sự hào sảng, phóng khoáng của những người con miền Tây sông nước.