0939227448

BẾN NINH KIỀU – CẦN THƠ

“Cần Thơ có Bến Ninh Kiều

Có dòng sông đẹp có nhiều giai nhân”

Cần Thơ là một trong những thành phố trọng điểm của miền Tây Nam Bộ, nổi bật với phong cảnh hữu tình và những địa danh nổi tiếng. Cho thuê, bán áo dài, áo bà ba Cần Thơ sẽ giới thiệu với du khách một trong những địa danh đặc sắc ở đây đó là Bến Ninh Kiều.

Ảnh: Nhật Nguyên
1. Quá trình hình thành Bến Ninh Kiều

Bến Ninh Kiều được hình thành từ thế kỷ 19, khi xưa vốn là một bến sông ở đầu chợ Cần Thơ và được gọi là Bến Hàng Dương vì dọc bờ sông có trồng rất nhiều cây dương. Về sau được đổi tên theo tên địa danh lịch sử Ninh Kiều để ghi nhớ công lao và chiến tích của người anh hùng Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn.

2. Bến Ninh Kiều ngày nay

Bến Ninh Kiều ngày nay là địa điểm thu hút đông đảo du khách ghé thăm vì sự thơ mộng và lãng mạn của nó. Ở nơi đây có thể ngắm nhìn được nhiều phong cảnh đẹp về đêm như cầu Cần Thơ, xóm Chài hay dải cù lao trải dài phía xa xa, khiến tâm hồn du khách cảm thấy thoải mái và dễ chịu.

Trong công viên có bức tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh đang vẫy tay chào ấm áp với những ai đặt chân đến đây, gợi lên lòng biết ơn của những người con đất Việt.

Ảnh: vntrip.vn
3. Khung cảnh của Bến Ninh Kiều

Vào buổi sáng, Bến Ninh Kiều là nơi để người dân Cần Thơ tập thể dục và ngắm bình minh trên sông Hậu. Từng nhóm người chạy bộ, luyện võ… phát họa nên một khung cảnh bình yên hơn bao giờ hết.

Trái ngược hoàn toàn với ban ngày, về đêm Bến Ninh Kiều trở nên lung linh và huyền ảo, tấp nập người đến dạo mát và thư giãn.

Ảnh: mientaycogi.com
4. Thời điểm tham quan Bến Ninh Kiều

Đến Bến Ninh Kiều, du khách nên đi vào buổi tối để hòa mình với không khí nhộn nhịp nơi đây. Đặc biệt là không thể bỏ qua cơ hội được trải nghiệm nhà hàng trên sông – du thuyền ở Ninh Kiều, hoạt động từ 19h30 – 21h tối mỗi ngày.

Và đi đến cuối bến là cầu đi bộ hay còn gọi là cầu Tình Yêu. Cầu khánh thành vào tháng 2 năm 2016 và nhanh chóng trở thành điểm nhấn đặc sắc trong hành trình tham quan Bến Ninh Kiều, thu hút rất nhiều người dân và du khách ghé thăm. Cầu đi bộ luôn rực sáng lung linh với muôn ánh đèn vào ban đêm.

Ảnh sưu tầm
5. Ý nghĩa của Bến Ninh Kiều

Bến Ninh Kiều là một biểu tượng đặc gtrưng của Cần Thơ xưa và nay, chứng kiến biết bao sự thay đổi và phát triển của thành phố theo từng giai đoạn. Du khách hãy một lần đến đây để cảm nhận được nét đẹp nên thơ, trữ tình của Bến Ninh Kiều nói riêng và Cần Thơ nói chung.

CHỢ NỔI CÁI RĂNG – BIỂU TƯỢNG CỦA MIỀN TÂY SÔNG NƯỚC

CHỢ NỔI CÁI RĂNG

Ai về chợ nổi Cái Răng
Cần Thơ gạo trắng nước trong bồng bềnh
Về đây theo những con thuyền
Mang theo hương đất một miền phù sa.
(Trích thơ – Vũ Đan Thành)
1. Giới thiệu về Chợ nổi Cái Răng

Nhắc đến chợ nổi Cái Răng, hẳn ai cũng nghĩ ngay đến vùng đất Cần Thơ thân thương, trìu mến.

Đó không chỉ là một không gian sinh hoạt mang nét đặc trưng của một vùng miền mà còn là nơi hội tụ những hoạt động diễn ra trong cuộc sống hằng ngày, là một chợ nổi đặc sắc, có quy mô lớn nhất ở Cần Thơ nói riêng và miền Tây nói chung.

Ảnh: Nhật Nguyên
2. Nét độc đáo của chợ nổi Cái Răng

Nét độc đáo của nơi đây là chuyên mua bán các loại rau củ, trái cây đặc trưng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Nhờ vị trí địa lý thuận lợi cho các hoạt động mua bán nên quận Cái Răng có thể dễ dàng phát triển và hội tụ một nền văn hóa sông nước độc đáo.

Ảnh: Nhật Nguyên
3. Thời gian hoạt động của chợ nổi Cái Răng

Chợ nổi nhộn nhịp nhất vào buổi sáng sớm, hoạt động mua bán trên chợ diễn ra cả ngày. Du khách nên đến thăm chợ nổi vào khoảng 5-6 giờ sáng để tận hưởng không khí trong lành của buổi sớm mai cùng sự nhộn nhịp, trù phú của các ghe hàng và những người đi chợ sớm.

Mỗi chiếc ghe là một căn nhà, là một câu chuyện mưu sinh của những người dân sống bằng nghề lênh đênh sông nước. Đến đây vào buổi sớm, du khách có thể tự mình tìm hiểu cuộc sống thường nhật của nhiều gia đình, thậm chí là nhiều thế hệ cùng nhau sống trên chiếc ghe. Đó vừa là nơi mua bán hàng hóa, phương tiện di chuyển, vừa là mái ấm.

Ảnh: Nhật Nguyên
4. Phương thức mua bán hàng hóa ở chợ nổi Cái Răng

Hình thức mua bán trên chợ hết sức độc đáo, là nét đặc trưng tiêu biểu của nét văn hóa chợ nổi miền sông nước, đó là hình thức treo “bẹo” thay vì treo biển hiệu.

Treo bẹo nghĩa là trên cây bẹo treo cái gì thì chủ ghe sẽ bán cái đó. Thỉnh thoảng, chúng ta thấy họ treo một tấm lá lợp nhà, thì là họ đang ngụ ý muốn bán đi chiếc ghe, nơi mà họ đang sinh sống.

5. Check-in ở chợ nổi Cái Răng

Đến với nơi đây, chúng ta không thể thiếu được những bộ ảnh với vô vàn những khoảnh khắc độc đáo để lưu giữ các kỷ niệm đẹp của chuyến đi.

Những góc chụp tuyệt vời thường được du khách ưa thích đó là tạo dáng trên mũi thuyền. Chỉ với tấm ảnh đó, cũng có thể biết được du khách đã trải nghiệm những điều thú vị và đã được ngắm nhìn những cảnh đẹp như thế nào khi ngồi trên ghe ở chợ nổi.

Ảnh: Tuyết Nhi
6. Ý nghĩa của chợ nổi Cái Răng

Chợ nổi Cái Răng – một biểu tượng của miền Tây sông nước và của con người Cần Thơ sẽ từng ngày phát triển hơn cùng với sự đổi mới của đất nước. Chợ nổi sẽ luôn giữ được cái tình, nét đặc trưng của con người Cần Thơ nói riêng và miền Tây nói chung.