0939227448

ĐỀN THỜ VUA HÙNG CẦN THƠ – ĐIỂM DU LỊCH TÂM LINH Ý NGHĨA

Khách du lịch diện trang phục áo bà ba truyền thống viên thăm Đền thờ Vua Hùng.

Đền thờ vua Hùng là địa điểm du lịch ý nghĩa và mang đậm màu sắc tâm linh. Công trình có giá trị đặc biệt quan trọng, thể hiện lòng thành kính, thiêng liêng hướng về cội nguồn dân tộc và là điểm nhấn văn hóa cho TP Cần Thơ.

Vị trí Đền Thờ Vua Hùng Cần Thơ

Đền thờ Vua Hùng Cần Thơ tọa lạc trên đường Võ Văn Kiệt – Đặng Văn Dầy, quận Bình Thủy. Công trình đã trở thành điểm tham quan hấp dẫn cho những người con nước Việt trong mọi miền Tổ quốc, đặt biệt là người dân khu vực miền Tây mỗi dịp giỗ tổ mùng 10 tháng 03 âm lịch hằng năm.

Đền Hùng Cần Thơ khởi công khi nào

Đền Hùng Cần Thơ được khởi công vào ngày 18/06/2019 với tổng mức đầu tư khoảng 129,5 tỉ đồng, do Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú Invest tài trợ. Đến tham dự lễ khởi công có đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân – Nguyên Chủ tịch Quốc hội cùng các đồng chí nguyên lãnh đạo, lãnh đạo đại diện các Bộ/Ban/Ngành của Trung ương và địa phương qua các thời kỳ.

Kiến trúc của Đền Thơ Vùa Hùng Cần Thơ

Đền thờ Vua Hùng Cần Thơ với diện tích 4 ha gồm các hạng mục: Cổng vào, Đền thờ chính, nhà điều hành, nhà dịch vụ, nghi môn, nhà bia, sân đường, cây xanh, thảm cỏ, hồ điều hòa…

Cổng chính của đền thờ vua Hùng sang trọng, gây ấn tượng mạnh mẽ với hai chim hạc hai bên chào đón du khách bốn phương đến dâng hương, chiêm bái.

Thiết kế tổng thể hình bản đồ Việt Nam với trục thần đạo đi từ đường Ðặng Văn Dầy đến đền chính. Đền chính mô phỏng trống đồng cách điệu với khối vuông – tròn theo quan niệm dân gian trời tròn, đất vuông. Bao bọc đền chính là 18 cánh cung, mang ý nghĩa tượng trưng cho 18 đời Vua Hùng. Các cánh được xây dựng trên 54 khoảng bằng nhau của hình tròn, tượng trưng cho 54 dân tộc anh em nước Việt.

Một thiếu nữ diện áo tấc chụp ảnh bên trong đền thờ Vua Hùng.

Trung tâm của quảng trường ngôi đền là khu vực nhà đặt tượng bia thiết kế theo kiến trúc gỗ, lộp ngói đỏ; xung quanh có hồ nước bao quanh.

Hồ điều hòa là hình ảnh phần Biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, kết hợp cây dừa nước, tre và hệ thống cây xanh theo kiến trúc đậm chất miền đồng bằng sông nước. Các chi tiết hoa văn thời Hùng Vương được điêu khắc trên phần cánh và thân của công trình, thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.

Gian thời chính rộng 400 m2 là nơi thờ Quốc tổ Hùng Vương, Tổ phụ Lạc Long Quân, Tổ mẫu Âu Cơ, Lạc Hầu, Lạc Tướng. Cùng với trống chầu, chuông đồng, trống đồng cổ được rước từ tỉnh Phú Thọ về an vị ngay gian thờ chính của Đền thờ vua Hùng Cần Thơ. Chính điện các gian thờ trên tầng 2 được khắc họa hoa văn, phù điêu dựa theo các điển tích, truyền thuyết và tư liệu lịch sử để lại.

Lễ giỗ Tổ Hùng Vương đầu tiên năm 2021

Ngày 21/4 (tức ngày 10/3 âm lịch) tại Đền thờ Vua Hùng Cần Thơ, Ban Thường vụ Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP. Cần Thơ đã long trọng tổ chức nghi lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2021. Đây là lần đầu tiên Cần Thơ thực hiện các nghi thức lễ Giỗ Tổ.

Lễ giỗ tổ Hùng Vương đầu tiên vào năm 2021.

Nghi thức giỗ Tổ đã được cử hành trang nghiêm, thành kính với phần dâng hoa, dâng hương tưởng niệm công đức Hùng Vương và các bậc tiền hiền có công lập quốc.

Để chuẩn bị chu đáo cho buổi lễ, trước đó Cần Thơ đã thực hiện trình tự các bước: Rước linh khí từ Phú Thọ về thành phố Cần Thơ bao gồm đất, nước và chân nhang. Sau đó tiến hành lễ an vị, bài vị. Đồng thời, mời chuyên gia ở Phú Thọ về tập huấn các nghi thức gồm diễu binh rước lễ, các nghi thức thờ cúng trên bàn thờ. 

Đây sẽ là nơi tổ chức sinh hoạt văn hóa, tâm linh cho nhân dân, đồng bào các dân tộc khu vực ĐBSCL với mục đích giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn, tưởng nhớ đến công lao của các bậc tiền nhân. Từ đó giúp người dân hiểu rõ hơn về tập tục cũng như nghi thức thờ cúng Vua Hùng.

Hiện nay, công trình Đền thờ Vua Hùng ở TP.Cần Thơ vẫn đang được tích cực xây dựng và dự kiến hoàn thành công trình vào tháng 11/2021.

Nét đẹp mộc mạc của du khách cùng chiếc áo bà ba trên sông nước chợ nổi Cái Răng.

Một du khách đến từ Hà Nội hào hứng trong trang phục áo bà ba khi tham quan chợ nổi Cái Răng.

Chợ Nổi Cái Răng

Chợ nổi miền Tây là nét văn hóa đặc trưng của vùng đồng bằng sông Cửu Long, tồn tại lâu đời và gắn bó mật thiết với đời sống sinh hoạt của người dân nơi đây. Nơi đây tập trung hàng trăm chiếc thuyền neo đậu trên sông và bán những mặt hàng nông sản, vật dụng sinh hoạt hằng ngày.

Phong cách mua bán truyền thống trên chợ nổi miền Tây Nam Bộ rất hoà nhã, chân tình và mến khách, khác xa với lề lói bán buôn ở các chợ thị tứ. Phong cách này thể hiện nét văn hoá chợ của người miền quê rất đặc biệt, lấy tâm thành làm gốc, căn cứ nền tảng giáo dục, đạo lý làm người khá thuần hậu, luôn gieo vào lòng mọi người tình cảm mến thương chân tình.

Đối với nhiều du khách du lịch miền tây, thăm quan chợ nổi miền tây là một phần không thể thiếu được trong chuyến du lịch sông nước. Tới đây, du khách có thể cảm nhận được không gian sông nước miền quê rất đỗi bình yên, tránh xa được sự sự tấp nập xe cộ của thành thị.

Thông tin về cách đi du lịch chợ nổi Cái Răng, Cần Thơ

Tìm hiểu Chợ nổi Cái Răng – Cần Thơ 
Cần Thơ được biết đến với những con sông chằng chịt và những phiên chợ nổi đặc sắc cùng những vườn cây ăn trái xum xuê của người miền Tây. Đất đai tươi tốt cùng phù sa màu mỡ – thứ phân bón tự nhiên sạch sẽ và đầy dưỡng chất đã tạo nên những vườn cây ăn trái bạt ngàn và những thùng trái chín tươi ngon tự nhiên.

Thời gian và địa điểm họp chợ
Địa chỉ: cách bến Ninh Kiều 4km, du khách đi khoảng 30 phút bằng tàu thủy để đến bến Ninh Kiều.
Giờ họp chợ: 5h đến 6h thì chợ bắt đầu đông đúc, Còn với du khách muốn đến thăm quan chợ nổi phải đến từ rất sớm.

Đặc điểm Chợ nổi Cái Răng – Cần Thơ 
Điểm đặc biệt ở khu chợ nổi Cái răng chính là chuyên buôn bán các loại hoa quả Trái cây những đặc sản của vùng sông nước đồng bằng Sông Cứu Long. Trái cây ở đây nhiều và ngon một cách tự nhiên đến nỗi khi đi trên ghe trên thuyền quả có khi tự rụng xuống cho ta thưởng thức, hay ta có thể với tay hái lấy những trái xoài, trái roi chín mà ăn không cần lo lắng.

Tuy nhiên để khách ở xa có thể nhận biết được ghe thuyền mình đang bán những sản vật gì, thì người dân treo sản vật đó lên mũi thuyền được gọi là cây beo. Đây chính là điểm đặc biệt và thu hút sự chú ý của du khách của khu chợ nổi Cái Răng thú vị này.

Đến vùng chợ nổi, vừa ngắm nhìn con người nơi đây chân chất hồn hậu, vừa lắng nghe tiếng hò mộc mạc, ta mới thấy chất miền Tây toát ra trong từng cử chi từng lời hát…

Biết bao khách du lịch đến đây đã say mê với nét văn hóa của vùng sông nước này. Tiếng nói nhỏ nhẹ ấm áp dễ nghe của những thiếu nữ xinh đẹp, yêu kiều hớp hồn du khách thập phương. Bởi vậy mà ai đến đây đều mong muốn một lần được tham quan và trải nghiệm nét văn hóa của chợ nổi Cái Răng. Có đến nơi đây, ngắm nhìn và lắng nghe tiếng cười vô tư người miền Tây mà ta cảm thấy trong nó sự vui tươi và tràn trề niềm tin yêu vào cuộc sống.