0939227448

KHĂN RẰN NAM BỘ

Nhắc đến Nam Bộ, ngoài chiếc nón lá hay áo bà ba, khăn rằn cũng là một trong những biểu tượng văn hóa của vùng đất này.

1. Sự ra đời của khăn rằn

Khăn rằn xuất hiện từ rất lâu, không thể xác định thời gian cụ thể. Chỉ biết rằng nó đã gắn bó với người dân Nam Bộ từ thuở xa xưa, trong công việc lao động hằng ngày và trong cả đời sống.

Nhưng có nguồn tin cho rằng chiếc khăn rằn bắt nguồn từ khăn krama của người Khmer. Theo thời gian, chiếc khăn đã được thay đổi cho phù hợp, gần gũi và gắn liền với người dân miền sông nước Nam Bộ.

Ảnh: Nhật Nguyên
2. Sự độc đáo của khăn rằn

Chiếc khăn rằn có những nét độc đáo riêng biệt. Ngoài các giai đoạn sản xuất công phu, công đoạn lên hồ là quan trọng nhất. Bởi nó giúp những sợi chỉ cứng hơn, dễ dàng dệt khăn và gấp nếp, nhưng khi giặt qua nhiều lần lớp hồ đó trôi đi, khăn sẽ trở nên mềm mại. Sự đặc biệt này chỉ có thể thấy ở khăn rằn Nam Bộ.

Ảnh: Tạp chí Làng nghề Việt Nam
3. Khăn rằn trong đời sống nhân dân Nam Bộ

Chiếc khăn rằn là vật gắn liền với cuộc sống thường nhật của người dân nơi đây. Khăn theo chân người lao động ra đồng, theo các bà, các chị đi chợ, hay để thấm những giọt mồ hôi vì phải bươn chải với cuộc sống nhọc nhằn của người dân.

Ảnh: Nhật Nguyên

Ngoài ra, khăn rằn còn xuất hiện trong các bộ sưu tập ảnh. Nó thường được mặc kèm với áo bà ba, loại trang phục quen thuộc, là biểu tượng đặc trưng của người dân Nam Bộ.

Ảnh: Nhật Nguyên
4. Khăn rằn và tinh thần chiến đấu của người dân Nam Bộ

Không chỉ là vật dụng phục vụ trong đời sống hằng ngày, khăn rằn còn đồng hành cùng các chiến sĩ trên các nẻo đường hành quân, giải phóng đất nước. Khăn che nắng, che mưa, hay dùng để băng bó tạm cho những chiến sĩ trên chiến trường.

Chiếc khăn cũng có thể là vật được gửi tặng của những người mẹ, người vợ, người bạn… cho các chiến sĩ mang theo đi chiến đấu, góp phần tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho những chàng trai ngày đêm vì nước quên thân.

5. Ý nghĩa của chiếc khăn rằn

Trải qua bao thế hệ, chiếc khăn rằn vẫn mãi là hình ảnh thân quen gần gũi với người dân miền quê vùng sông nước Nam Bộ. Đây là một nét đẹp văn hóa và là biểu tượng đặc trưng của người dân vùng đất phương Nam, đặc biệt là miền sông nước Nam Bộ.

Ảnh: Nhật Nguyên
6. Địa điểm bán khăn rằn ở Cần Thơ

Du khách có thể tìm mua khăn rằn để sử dụng hoặc làm kỷ niệm. Ở Cần Thơ, Cho thuê, bán áo dài, áo bà ba Cần Thơ gợi ý cho du khách có thể đặt mua khăn rằn qua http://m.me/aodaiaobaba nơi đây sẽ cung cấp cho du khách những chiếc khăn rằn đúng chất Nam Bộ.

SỰ KIỆN “NÓN LÁ THƯ PHÁP” VÀ “HƯƠNG SẮC TÂY ĐÔ” KẾT NỐI VĂN HÓA – CẦN THƠ

Cần Thơ luôn được biết đến với các lễ hội và sự kiện độc đáo, mang đậm văn hóa miền sông nước Tây Nam Bộ. Và chuỗi sự kiện sắp diễn ra tại nơi đây sẽ góp phần làm nổi bật văn hóa của vùng đất Chín Rồng. Hôm nay, Cho thuê, bán áo dài, áo bà ba Cần Thơ sẽ giới thiệu cho du khách về những chương trình sẽ diễn ra trong thời gian tới.

1. Địa điểm tổ chức

Sự kiện diễn ra tại phố đi bộ Ninh Kiều – Cần Thơ. Là một trong những địa danh nổi tiếng khi du khách đến tham quan vùng đất này.

2. Thời gian tổ chức

Sự kiện diễn ra trong 3 ngày từ ngày 15-17/10/2022.

3. Sơ lược về sự kiện

Đây là chuỗi sự kiện lễ hội đặc biệt của Cần Thơ. Trong chuỗi sự kiện độc đáo này, du khách sẽ có dịp chiêm ngưỡng “Chiếc nón lá thư pháp lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long” do nghệ nhân thư pháp Đào Thị Cẩm Sương thực hiện.

Xưa nay, nón lá luôn là biểu tượng gắn liền với người dân Tây Nam Bộ. Từ những ngày làm việc trên đồng, những buổi đi chợ, hay thậm chí là được đưa vào bộ sưu tập ảnh của các nhiếp ảnh gia, nón lá luôn thể hiện vị trí vững chắc của mình trong vai trò giữ lửa cho nền văn hóa Tây Nam Bộ.

Ảnh: Facebook Nguyễn Hữu Phước
Ảnh: Facebook Nguyễn Hữu Phước

Song song đó là chương trình diễu hành nón lá thư pháp, áo bà ba chủ đề “Hương sắc Tây Đô” tại Công viên sông Hậu. Đây là hoạt động đặc sắc, thể hiện rõ nét đẹp văn hóa vùng miền. Áo bà ba và nón lá là đặc trưng của vùng đất phù sa, là biểu tượng văn hóa bền bỉ qua bao thế hệ. Nét đẹp văn hóa truyền thống sẽ được lan rộng tới các du khách đến từ các vùng miền khác nhau.

Ảnh: Facebook Nguyễn Hữu Phước
4. Ý nghĩa của sự kiện

Sự kiện không chỉ giúp du khách được giải trí, mãn nhãn với sự thú vị và thu hút từ các cuộc diễu hành, mà còn kết nối nền văn hóa của các vùng miền khác nhau. Từ đó, văn hóa Tây Nam Bộ sẽ tiếp tục vươn xa hơn trong tương lai và được du khách biết đến nhiều hơn, góp phần duy trì ngọn lửa văn hóa luôn rực cháy qua bao thệ hệ.