0939227448

Áo bà ba, một nét đẹp Nam bộ.

Chiếc áo bà ba. Photo: Nhật Nguyên

Không biết tự bao giờ khi nhắc đến chiếc áo bà ba thì người ta lại nghĩ ngay đến nét đằm thắm, dịu dàng nhưng không kém phần duyên dáng của những cô gái vùng đất Tây Nam bộ.
Hình ảnh bên dưới được chụp trong lúc về Hậu Giang, cô gái đang lái ghe để rước một ông lão sáng sông bên con đường tre Hậu Giang.

Bài viết được Cho thuê bán áo dài đi thực tế vùng đất Hậu Giang chụp lại.

Áo bà ba- Nét đẹp người dân Nam Bộ thanh khiết cộng với sự mộc mạc của chiếc áo bà ba như tôn lên vẻ đẹp của con gái miền Tây đầy phẩm hạnh. Thơ văn cũng dành những lời ca vang cho áo bà ba không khác nào gấm lụa:

Chiếc áo bà ba. Photo: Nhật Nguyên
Phim du lịch Cần Thơ. Đơn vị thực hiện: VIBE Cần Thơ.

“Dịu dàng chiếc áo bà ba

Đâu thua em mặc lụa là gấm nhung

Nhìn xem má đỏ thẹn thùng

Áo bà ba mặc hình dung trang đài”

Chiếc áo gắn liền với nhiều thế hệ.

Nếu nói đến áo tứ thân, người ta sẽ nghĩ ngay đến những cô gái của vùng đất quan họ Kinh Bắc với vẻ thướt tha, sắc sảo. Nói đến áo dài, người ta lại hình dung ra vẻ đẹp thùy mị, quyến rũ của những cô gái Huế bên bờ sông Hương thơ mộng. Và khi nói về chiếc áo bà ba, mọi người lại nghĩ ngay đến vẻ đẹp dung dị, chất phác, hiền hòa giữa mênh mông sông nước miền Đồng bằng sông Cửu Long.

Chiếc áo bà ba. Photo: Nhật Nguyên

Ngược dòng trở về lịch sử, trở về với mảnh đất Nam Bộ thuở mới khai thiên lập địa, cũng là lúc ta tìm về gốc tích của chiếc áo bà ba. Nếu như người phụ nữ miền Bắc mặc váy, yếm, hay áo tứ thân, thì bộ y phục thường ngày của người Nam Bộ. Ở thế kỉ XVIII là áo ngắn và quần dài. Phải đến thế kỉ XIX mới có sự cải tiến quan trọng cho bộ y phục ấy, trở thành bộ y phục thông dụng mà đến ngày nay chúng ta thường thấy. Đó là bộ quần áo có tên rất đỗi thân thương “bà ba.” Chiếc áo bà ba cùng khăn rằn và nón lá đã trở thành nét biểu trưng đặc sắc cho cho vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ miền Tây.

Chiếc áo bà ba. Photo: Nhật Nguyên

Với chất liệu đơn giản, màu sắc không kén người mặc, nên áo ba bà luôn gắn liền với người nông dân ở Đồng bằng sông Cửu Long bởi nó vừa sạch, vừa dễ giặt giũ. Bên cạnh đó, chiếc áo bà ba còn được xẻ ở hai bên hông làm cho người mặc cảm thấy thoải mái, gần vạt áo có thêm hai túi to khá tiện lợi cho việc đựng những vật dụng nhỏ như thuốc rê, diêm quẹt, tiền bạc…

Những Chiếc Áo Bà Ba Đẹp Qua Tháng Năm Lịch Sử.
Chiếc áo bà ba. Photo: Sưu tầm.

Trải qua qua lịch sử hàng trăm năm thì chiếc áo bà ba cũng có nhiều lần thay đổi để phù hợp với từng giai đoạn. Từ chất liệu đến kiểu dáng, màu sắc và ngày nay, áo bà ba đã hiện đại hơn, đẹp hơn nhưng không bị mất đi tính bình dị, nền nã vốn có. Áo bà ba trải qua quá trình cách tân cho phù hợp với xu hướng thời trang, văn hóa hiện đại thì bao gồm hai giai đoạn: áo bà ba cổ điển và áo bà ba hiện đại.

Hội nhập cùng thời đại.

Chiếc áo bà ba. Photo: Nhật Nguyên

Dù đã trải qua bao thăng trầm cùng với thời gian, nhưng ngày nay, áo bà ba vẫn được rất nhiều người sử dụng, trong đó có cả nam và nữ, nhất là ở các vùng nông thôn của miền Tây sông nước. Đối với người trẻ thì chiếc áo bà ba đã được cách tân với nhiều kiểu cách và nhiều màu sắc, họa tiết phong phú, trẻ trung, năng động hơn. Dù hội nhập hay phá cách, thêm màu sắc, hoa văn rực rỡ, nhưng chiếc áo bà ba vẫn giữ riêng cho mình “cái hồn”, cũng như sự mềm mại, dịu dàng của người phụ nữ Tây Nam Bộ.

Hình ảnh cô gái ở Hậu Giang lái đò.

Không chỉ sử dụng trong sinh hoạt thường ngày, áo bà ba ngày nay còn hiện diện trong các hoạt động du lịch, nhiều địa điểm kinh doanh du lịch đã sử dụng chiếc áo bà ba để tạo nét đẹp thân thiện, gần gũi và là điểm nhấn độc đáo trong văn hóa du lịch miệt vườn, sông nước. Bên cạnh đó, áo bà ba còn được sử dụng trong các hoạt động trình diễn nghệ thuật, trong các buổi sinh hoạt giao lưu văn hóa trong và ngoài nước, góp phần quảng bá, hoà nhịp cùng cuộc sống hiện đại của bạn bè năm châu.

Chiếc áo bà ba. Photo: Nhật Nguyên

Mặc dù cuộc sống luôn trôi đi vội vã. Dù cho thời gian có làm bao giá trị thay đổi đi chăng nữa, nhưng trên con đường thời gian dài đằng đẵng, mẹ ta, chị ta, em ta vẫn mặc chiếc áo ấy như gợi lên một nét hồn quê vẫn còn ẩn hiện đâu đây, vẫy gọi ta tìm về bên bờ cõi nhớ. Áo bà ba sẽ vẫn sống mãi trong giá trị văn hóa truyền thống của con người Đồng bằng sông Cửu Long.

Miền Tây mùa nước nổi

Mùa nước nổi vào tháng tám, tháng chín mỗi năm.
MÙA NƯỚC NỔI
"Miền Tây cá nước chim trời gọi
Chào khách phương xa ghé vài lần,
Món ngon sông nước lời thăm hỏi
Vị ngọt hồn quê chứa chan lòng.

Thiên nhiên gửi tặng mùa nước nổi
Mong đừng lỗi hẹn nhé lũ ơi!
Để đất phù sa thêm sữa ngọt
Nuôi cả mùa sau, lúa xanh ngời"

                        -sưu tầm-

Đối với người nhiều người chắc hẳn sẽ còn xa lạ với cái tên “mùa nước nổi”. Nhưng với những đứa con sinh ra trên mảnh đất chín rồng này thì mùa nước nổi là cả một vùng tuổi thơ, kí ức.

Nét đẹp miền Tây. Photo: Nhật Nguyên.

Cứ mỗi độ tháng 7 – tháng 10 âm lịch hàng năm (tức khoảng tháng 8 – tháng 11 dương lịch). Con nước từ thượng nguồn sông Mekong lại đổ về đồng bằng sông Cửa Long. Nổi bật là tại các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, vùng Tứ Giác Long Xuyên tạo thành một biển nước.

Lúc này những cánh đồng xanh khi xưa đã trở nên mênh mông sóng nước với những khung cảnh vô cùng đẹp đẽ. Đây cũng là mùa bội thu tôm cá với người dân miền Tây quanh năm nhọc nhằn.

1. Những địa điểm du lịch không thể bỏ qua

Đến miền Tây mùa nước nổi là đến đúng mùa du lịch, khi mà miền Tây có sắc màu rực rỡ nhất. Bạn có thể khám phá rất nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn. Mỗi địa chỉ lại có nét rất riêng, đảm bảo làm say lòng mọi du khách. 

1.1. Cần Thơ
Ảnh Bến Ninh Kiều lúc 5h sáng được chụp bằng điện thoại. Photo: Nhật Nguyên.

“Cần Thơ gạo trắng nước trong – Ai đi đến đó lòng không muốn về”. Trong chuyến phiêu lưu miền Tây mùa nước nổi, bạn không thể bỏ lỡ mảnh đất Cần Thơ nổi tiếng với sông nước hiền hòa, những vườn cây trái trĩu quả. 

Khí hậu Cần Thơ quanh năm nắng ấm, ôn hòa, dễ chịu, rất thuận lợi cho việc di chuyển, thăm quan. Du lịch Cần Thơ mùa nào cũng đẹp, nhưng đẹp nhất phải kể đến mùa nước nổi từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm. 

Sông Cái Răng Cần thơ. Photo: Nhật Nguyên.

Đến Cần Thơ, một trong những địa điểm du khách không thể bỏ qua là Chợ nổi Cái Răng, Bến Ninh Kiều, Thiền viện Trúc Lâm, các vườn trái cây,…

1.2. Đồng Tháp.

Khu du lịch Gáo Giồng: Tại đây, du khách sẽ được ngồi trên xuồng ba lá xuôi theo con kênh để đi vào vùng nước. Được ngắm những loài chim lạ bay về làm tổ.

Vườn Quốc Gia Tràm Chim: Nơi mà bạn sẽ được trải nghiệm trèo lên đài quan sát để ngắm chim. Hay thả hồn vào không gian xanh mướt trải rộng mấy chục hecta của khu vườn quốc gia.

Hoa Hoàng Đầu Ấn. Photo: Nhật Nguyên.

Đặc biệt có 1 đồng hoa Hoàng Đầu Ấn nằm trong vườn Quốc Gia Tràm Chim. Là nơi tuyệt đẹp của thiên nhiên, thu hút nhiều người đến để tham quan chụp ảnh checkin.

Đồng hoa Hoàng Đầu Ấn – Tràm Chim. Photo: Nhật Nguyên
1.3. An giang
Ảnh từ KH của Cho thuê, bán Áo Dài Áo Bà Ba cung cấp.

Rừng Tràm Trà Sư: Trải nghiệm lênh đênh trên chiếc xuồng máy đi sâu vào giữa rừng tràm hun hút bí ẩn. Đây là khu sinh cảnh tự nhiên tiêu biểu và độc đáo nhất của hệ sinh thái ngập nước. Còn gì vui thú hơn khi băng qua dòng nước xuyên rừng. Ngắm nghía những sắc hoa tràm trắng lunh linh, những đốm bèo xanh ngắt và những đàn chim quý cách đó không xa.

Ảnh sưu tầm.

Kênh Vĩnh Tế: Du khách sẽ có một ngày trải nghiệm cuộc sống của người dân miền sông nước. Tự tay bắt cá đồng, cá rô, hái rau muống, bông súng, bông điên điển… và chế biến cho mình những món ăn ngon mắt. Đến với miền Tây mùa nước nổi, ngắm nhìn khung cảnh hồi sinh của một vùng đất ngập mặn. Chắc chắn, bạn sẽ có một khoảng thời gian tuyệt vời.

1.4. Một số địa điểm khác:
  • Khu du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười – Long An.
  • Làng Sen Việt Nam – Long An.
  • Khu Bảo Tồn Đất Ngập Nước Láng Sen – Long An.
  • Làng nổi Tân Lập – Long An.
  • Miệt vườn Cái Bè – Tiền Giang.
  • Khu di tích Xẻo Quýt – Đồng Tháp.
  • Đồng Sen Tháp Mười – Đồng Tháp.
  • Búng Bình Thiên – An Giang.

2. Trải nghiệm ẩm thực mùa nước nổi

2.1. Món ăn với bông điên điển

Mùa nước nổi, bông điên điển nở rộ ở miền Tây. Là dịp để bạn được thưởng thức rất nhiều món ngon với loại đặc sản này. Xuất sắc nhất phải kể tới lẩu cá linh bông điên điển. Cá linh béo tròn, tươi rói cùng các loại rau mơn mởn và bông điên điển tạo nên vị ngọt lịm, thơm ngào ngạt và vô cùng bắt mắt.

Cá linh nhúng giấm với bông điên điển.

Món bánh xèo bông điên điển thì ngon đến lạ. Vị béo ngậy của nước cốt dừa, thịt ba rọi, tép, bông điên điển thanh mát kết hợp cùng đọt bằng lăng, đọt xoài, đọt điều giòn giòn. Khiến thực khách ăn mãi ăn hoài không ngán.

2.2. Cá lăng kho khóm
Ảnh sưu tầm.

Cá lăng kho khóm cũng là một trong những đặc sản không nên bỏ lỡ ở miền Tây vào mùa nước nổi. Vị béo, ngọt, thơm ngon của cá quyện vị chua chua của khóm và thơm lừng của cơm trắng đánh thức mọi giác quan.

2.3. Món ăn với bông súng
Cá linh mùa nước nổi. Ảnh: Sưu tầm.

Bông súng cũng được dùng làm thức ăn khá phổ biến ở miền Tây mùa nước lũ. Trong đó, bông súng mắm kho thơm ngon, mê hoặc mọi thực khách khó tính nhất với vị cay của ớt, của sả, vị béo ngọt của tép, giòn của bông súng dân dã mà khó quên. Đặc biệt cá chạch

2.4. Chuột đồng
Chuột cơm ướp nước mắm nướng.

Chuột đồng nướng cũng là đặc sản nổi tiếng của miền Tây mùa nước nổi. Thịt chuột béo căng do ăn lúa được tẩm gia vị, nướng trong lu thơm lừng, ngọt đậm và phần da giòn óng ả ngon khó cưỡng.

2.5. Cá Bống kho tiêu xanh
Cá bống kho tiêu.

Cá bống dừa kho tiêu xanh vào mùa nước nổi sẽ khiến bạn muốn quay trở lại để ăn tiếp. Thịt cá săn chắc, vàng ươm, thơn lừng mùi tiêu xanh ăn với cơm trắng thì ngon khỏi phải nói.

2.6. Một số lựa chọn khác:
  • Cá linh non nấu mẻ.
  • Canh chua cá bông lau.
  • Cá lóc nướng trui cuốn rau rừng chấm mắm me.
  • Lương um nước dừa.
  • Ếch đồng xào lăn.
  • Các món ốc (hấp, nướng, um chuối …).
  • Gỏi bông súng trộn tôm thịt.
  • Lẩu cá đồng bông điên điển.
  • Cơm gạo lức gói lá sen.

Để chuyến đi thêm phần hoàn hảo, du khách nên chú ý:

  • Du khách nên chuẩn bị sẵn ô, áo mưa đề phòng việc mưa bất chợt.
  • Nên mang theo hành trang gọn nhẹ, đơn giản.
  • Chuẩn bị túi chống nước cho máy tính, điện thoại.
  • Mặc quần áo dài tay, mang theo thuốc chống muỗi, xịt tránh côn trùng. 
  • Người miền Tây rất hảo ngọt. Nếu không quen với khẩu vị này, bạn có thể nhắc trước đầu bếp để họ nêm nếm cho vừa miệng. 

Cuối cùng, đừng quên làm ngay một bộ ảnh để lưu giữ kỹ niệm cho chuyến đi bạn nhé! Liên hệ ngay với “Cho thuê, bán áo dài áo bà ba Cần Thơ” để lựa chọn trang phục cho bộ ảnh sắp tới bạn nha!