Cần Thơ là vùng đất được thiên nhiên ưu ái với những dòng sông được phù sa bồi đắp, cùng những thắng cảnh tuyệt đẹp. Bên cạnh đó, còn có nhiều làng nghề nổi tiếng được lưu truyền qua bao thế hệ, điển hình là làng nghề chằm nón lá ở Thới Tân.

1. Vị trí và sự ra đời của làng nghề chằm nón lá
Làng nghề chằm nón lá nằm ven kênh Xẻo Xào, thuộc ấp Thới Tân A, huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ.
Làng nghề đã hình thành hơn 70 năm, với mục tiêu ban đầu là phụ kiếm thêm thu nhập. Nhưng về sau lại trở thành nghề chính, nuôi sống nhiều người dân.
2. Quá trình tạo nên một chiếc nón lá
Để có một chiếc nón đẹp cần trải qua nhiều quá trình đòi hỏi sự tỉ mỉ và kiên nhẫn. Cây trúc là nguyên liệu chính để làm nên một chiếc nón đẹp.

Ban đầu nón lá Thới Lai được làm với khuôn 15 vành. Tuy nhiên sau thập niên 80 thì đổi thành 16 vành được kiềng lên mô nón rồi tiến hành lợp lá với hai lớp đều nhau. Vì sản phẩm làm ra với độ bền bỉ và chống thấm nước nên rất được ưa chuộng.

3. Những loại nón lá thông dụng
Nón lá được sử dụng trong nhiều trường hợp. Phổ biến nhất là trong công việc, vì vậy nón lá sẽ bao gồm nón đi ruộng và nón đi chợ. Nón đi ruộng sẽ được người thợ làm dày dặn, chắc chắn và có vành nón rộng hơn. Còn nón đi chợ thì đẹp và hoa mỹ hơn rất nhiều.
4. Ý nghĩa của chiếc nón lá đối với làng nghề và người dân
Chiếc nón lá từ lâu đã trở thành hình ảnh vô cùng quen thuộc trong văn hóa sinh hoạt của người Việt Nam. Là món đồ thân thuộc đối với người dân Thới Lai nói riêng và người dân Nam Bộ nói chung.
Với lòng nhiệt huyết yêu nghề, yêu cái đẹp mộc mạc xưa miền Tây sông nước, làng nghề chằm nón lá làm nên nét đặc sắc của quê hương, giữ lấy những nét đẹp vốn có của văn hóa Việt.