0939227448

CHỢ TRUYỀN THỐNG MIỀN TÂY

Từ thuở xa xưa – miền Tây, vùng đất quanh năm được phù sa bồi đắp và thiên nhiên ưu đãi với vô số các loại hàng hóa khác nhau. Vì thế, người dân thường mang hàng hóa của mình tụ họp lại tại một địa điểm và buôn bán, trao đổi, và được gọi là “chợ truyền thống”.

1. Giới thiệu về chợ truyền thống miền Tây

Ðến chợ du khách sẽ được hòa mình vào dòng người chen chúc ở chợ, tuy ồn ào nhưng rất vui và ấm áp. Ngoài ra, du khách còn được mãn nhãn với hàng trăm loại rau, củ, quả đặc trưng của từng địa phương và những món hàng hóa màu sắc sặc sỡ.

Nếu đã cạn sức vì đi dạo chợ quá lâu, du khách có thể nghỉ ngơi với ly nước giải khát trên tay. Nào là nước mía, nước sâm, nước dừa…trải dài cả khu chợ. Hay đói một chút, những hàng quán mộc mạc bên trong chợ sẽ sẵn sàng chào đón du khách với những món ăn đậm vị miền Tây.

Ảnh: Dy Khoa – dulịchChất.com
2. Hàng hóa ở chợ truyền thống miền Tây

Đi chợ miền Tây, du khách sẽ thấy những con cá, con cua được bày bán một cách dân dã, hoặc những món bánh dân gian đặc trưng của miền sông nước Tây Nam Bộ.

Ảnh: Red Lê – Mỹ Tho đại phố.net
Ảnh: lee_wew/Instagram – Báo Hà Nam
3. Ý nghĩa của chợ truyền thống miền Tây

Vì nhiều lý do khác nhau nên chợ truyền thống miền Tây có sức lôi cuốn, hấp dẫn một cách đặc biệt đối với tất cả mọi người trên mọi miền đất nước, và cả du khách nước ngoài hay những người con xa quê.

Đến với chợ miền Tây là lúc con người ta chìm đắm trong một văn hóa đầy tính nhân văn và tình cảm của người với người. Là nơi gợi lại những ký ức về một vùng đất yên bình, ấm áp cho những người con ở nơi xa.

VĂN HÓA LỄ HỘI BÁNH DÂN GIAN NAM BỘ

Cần Thơ là vùng đất với đa dạng các văn hóa. Trong đó, Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ là một trong những văn hóa lễ hội đặc sắc.

Ảnh: Trích từ bài viết của Văn Dương và Hồng Ân – Tạp chí Doanh nghiệp và Tiếp thị https://doanhnghieptiepthi.vn/tp-can-tho-ron-rang-le-hoi-banh-dan-gian-nam-bo-lan-thu-ix-161220407144134397.htm
1. Giới thiệu sơ lược về Lễ hội

Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ là lễ hội cấp quốc gia được tổ chức nhằm lan tỏa và mang đến những trải nghiệm ẩm thực đặc sắc cho du khách khi đến thăm mảnh đất Cần Thơ.

Nơi đây chủ yếu là để giới thiệu và quảng bá những món bánh dân gian đặc trưng của vùng đất Nam Bộ đến với mọi người khắp nơi trên đất nước. Đây cũng là dịp để mọi người giao lưu, cùng nhau tìm hiểu và trải nghiệm nền văn hóa ẩm thực đa dạng của vùng đất Nam Bộ.

Ảnh: Trích từ bài viết của Lê Hoàng Vũ – Nông nghiệp Việt Nam https://nongnghiep.vn/ngot-ngao-huong-vi-le-hoi-banh-dan-gian-nam-bo-d190932.html

Bên cạnh đó, Lễ hội còn khuyến khích các nghệ nhân ngày càng phát triển nghề làm bánh. Từ đó đưa những loại bánh dân gian đặc trưng của Nam Bộ lan rộng ra khắp nơi trên đất nước.

2. Thời gian tổ chức và địa điểm của Lễ hội bánh dân gian

Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ thường diễn ra vào tháng 3 âm lịch cùng với các ngày lễ lớn của đất nước. Địa điểm tổ chức thường là ở quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.

3. Tham gia Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ

Hằng năm khi đến ngày tổ chức, không khí luôn vui tươi và náo nhiệt. Tại đây, có nhiều nghi lễ khác nhau để tôn lên nét độc đáo của nghề làm bánh dân gian như lễ dâng bánh tại đình thần Tân An, lễ khai mạc…

Hội thi làm bánh dân gian Nam Bộ và chương trình biểu diễn nghệ thuật giới thiệu các loại bánh dân gian luôn là điểm nhấn thu hút nhiều du khách. Tại đây, sẽ có hàng trăm gian hàng bánh được trưng bày vô cùng đa dạng, du khách có thể thoải mái lựa chọn và thưởng thức.

Ảnh: Ánh Tuyết/TTXVN – Trích từ bài viết của Ánh Tuyết https://www.vietnamplus.vn/bao-ton-phat-huy-gia-tri-van-hoa-am-thuc-thuc-day-phat-trien-du-lich/782494.vnp
4. Ý nghĩa của Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ

Thông qua việc tổ chức và diễn ra hàng năm, hình ảnh mộc mạc, thật thà và chăm chỉ làm việc của người dân miền Tây được thể hiện rõ nét và góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của người dân Nam Bộ.