0939227448

NGUỒN GỐC TÊN GỌI “CẦN THƠ”

Cần Thơ là một trong những thành phố trực thuộc trung ương nằm ở miền sông nước Tây Nam Bộ. Cần Thơ sở hữu nét đẹp nên thơ và hữu tình của vùng đất phù sa quanh năm bồi đắp. Hôm nay, Cho thuê, bán áo dài, áo bà ba Cần Thơ sẽ giới thiệu cho du khách về nguồn gốc tên gọi “Cần Thơ”.

Ảnh: Nhật Nguyên – Bến Ninh Kiều ngày nay
1. Nguồn gốc tên gọi “Cần Thơ”

Có truyền thuyết cho rằng khi chưa lên ngôi vua, Nguyễn Ánh vào Nam và đã đi thuyền qua Bến Ninh Kiều ngày nay. Chúa yêu thích sự nhộn nhịp của những nhịp điệu, câu hò trên sống nên ban cho nó cái tên là Cầm Thi Giang. Lâu dần, “Cầm Thi” lan truyền rộng và được nhiều người dân nói thành Cần Thơ.

Một truyền thuyết khác cho rằng sông Cần Thơ ngày xưa ở hai bên bờ dân chúng trồng rất nhiều rau cần và rau thơm. Vì vậy người địa phương gọi sông này là sông Cần Thơm, sau này được nói lại thành Cần Thơ.

Đến năm 1876, khi Pháp đến đánh chiếm, lập ra hạt mới thì đã dùng tên Sông Cần Thơ để đặt tên cho hạt Cần Thơ, rồi sau đó là tỉnh Cần Thơ.

Ảnh: baomoi – Một góc Cần Thơ
2. Cần Thơ ngày nay

Cần Thơ xưa và nay luôn thơ mộng, trữ tình và giữ trọn vẹn vẻ mỹ miều thuở ban sơ.

Tuy trải qua nhiều thập kỷ, Cần Thơ đã trở nên đổi mới và phát triển, nhưng cái tên Cần Thơ vẫn luôn gắn liền với mảnh đất phù sa này, và nét đẹp thơ mộng thuở ấy vẫn luôn được lưu giữ, không hề phai mờ theo năm tháng.

BÁNH TÉT TRUYỀN THỐNG

Bánh Tét là một trong những loại bánh truyền thống đặc trưng của miền Nam Việt Nam, thường xuất hiện trên bàn thờ tổ tiên của người dân vào các dịp Lễ, Tết.

1. Giới thiệu về bánh Tét truyền thống miền Nam

Bánh tét có hình trụ dài được gói bằng lá chuối, vì vậy còn được gọi là đòn bánh, hai đòn được nối bởi một quai bánh bằng gân lá chuối tạo thành một cặp.

Ảnh sưu tầm

Bánh thường có nhân thịt hoặc nhân chuối, đậu xanh. Bánh nhân chuối xiêm hoặc đậu xanh có thể dùng để ăn chay và để được lâu hơn bánh nhân thịt.

Ảnh sưu tầm
2. Bánh Tét truyền thống ngày Tết

Bánh tét ngày Tết được nấu vào đêm giao thừa, để những ngày sau đó có thể dùng để ăn kèm với dưa chua và thịt kho.

Ảnh sưu tầm
3. Nguồn gốc tên gọi “Bánh Tét”

Ngày xưa, theo dân gian lưu truyền rằng cứ Tết đến người ta sẽ gói loại bánh này và gọi là “Bánh Tết”, lâu dần đọc ra thành “Bánh Tét”.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng “tét” là một hành động cắt bánh nên tên gọi này có thể còn xuất xứ từ cách thức cắt bánh.

4. Một số địa danh với món bánh tét nổi tiếng ở miền Tây Nam Bộ

Cho thuê, bán áo dài, áo bà ba Cần Thơ sẽ giới thiệu cho du khách một số địa danh với những loại bánh Tét ngon nổi tiếng ở miền Tây.

Nơi đây, có nhiều tỉnh thành với các loại bánh Tét đặc trưng cho vùng đất ấy, như bánh Tét Cao Lãnh mang đậm hương vị đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười.

Ngoài ra, còn có bánh Tét Trà Cuôn có từ lâu đời, là một loại bánh đặc sản nổi tiếng của Trà Vinh. Cần Thơ thì nổi tiếng với bánh tét lá cẩm. Sóc Trăng – nơi nhiều đồng bào dân tộc Khmer sinh sống thì lại có bánh tét cốm dẹp.

Ảnh: Wikipedia – Bánh Tét lá cẩm Cần Thơ
5. Ý nghĩa của món bánh Tét trong đời sống của người dân miền Nam

Bánh Tét từ lâu đã trở thành một loại bánh đặc trưng và là món ăn không thể thiếu trong các dịp Lễ, Tết của người dân Nam Bộ.

Cùng với sự phát triển và hội nhập ngày nay, bánh Tét được biến tấu thành nhiều thể loại nhưng vẫn mang hương vị rất riêng của từng vùng miền, góp phần duy trì nét đẹp văn hóa và lịch sử của người dân miền Nam nói riêng và Việt Nam nói chung.