0939227448

Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam – Điểm du lịch không thể quên khi đến Cần Thơ.

1. Thời gian hình thành Thiền viện.

Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam ở Cần Thơ. Thiền viện này khánh thành vào tháng 5 năm 2014. Sau hơn 1 năm gấp rút xây dựng thì Thiền viện Trúc Lâm đã bắt đầu đón du khách tham quan. Sự kiện khánh thành Thiền viện không chỉ có ý nghĩa với Phật giáo miền tây mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến du lịch. Điểm tham quan này chính xác toạ lạc tại đường tỉnh 923, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, tỉnh Cần Thơ. Bạn có thể xem hướng dẫn đường đi thông qua Google maps hoặc hỏi thăm người dân địa phương.

Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam Cần Thơ. Ảnh: Nhật Nguyên

2. Nét đẹp kiến trúc của Thiền viện.

Đến tham quan Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam Cần Thơ, đi một vòng quan sát từ ngoài vào trong, điểm nhấn đầu tiên của ngôi chùa là diện tích rất rộng với nhiều hạng mục lớn như: cổng tam quan, chính điện, tháp chuông, tháp trống, hậu điện, … đều chung một sắc thái chung là màu ngói nâu đỏ với các cây cột gỗ chống lớn và phần nền được làm bằng đá khối nhìn rất vững chãi.

Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam Cần Thơ. Ảnh: Nhật Nguyên

Cổng tam quan cao rộng xây theo lối gác mái cong đầu đao lợp bằng ngói đỏ. Chính giữa cổng là tấm biển bằng gỗ khắc chữ nổi mạ vàng “Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam”; phía dưới tấm biển hai bên cổng là hai tượng Vi Đà Hộ Pháp (Ông Thiện) bên trái và tượng Tiêu Diện Đại Sĩ (Ông Ác) bên phải. Nhìn chung, tam quan thiền viện rất bắt mắt trong ánh nhìn ban đầu khi toát lên hình ảnh vừa uy nghi, hiện đại nhưng rất truyền thống.

Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam Cần Thơ. Ảnh: Nhật Nguyên

3. Khi đến Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam có gì để khám phá?

3.1 Check in những cảnh đẹp ở thuyền viện.

Đến thiền viện trúc lâm Phương Nam Cần Thơ, du khách vừa có thể tham quan, vãn cảnh thiền viện, vừa có thể chụp ảnh sống ảo, check-in ở rất nhiều hạng mục đẹp tại thiền viện như khu vực tháp trống, khu vực tượng các vị la hán, chỗ 33 ứng hóa thân Bồ Tát, không gian miệt vườn ở khu vực sinh hoạt, khu vực vườn cây nhỏ đối diện Tổ điện…

Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam Cần Thơ. Ảnh: Nhật Nguyên
3.2 Dâng hương, cầu Phật cầu bình an cho gia đình.

Ngoài việc được lang thang cảm nhận không khí trong lành, yên bình nơi cửa Phật, ngắm nhìn các công trình kiến trúc đặc trưng của thiền viện, du khách đến thiền viện trúc lâm Phương Nam Cần Thơ còn được dâng hương, cầu an, cầu phúc cho gia đình. ( hình ảnh chính điện)

3.3 Là nơi tham quan, nghỉ ngơi cuối tuần yên bình, tránh xa ồn ào.

Thiền viện trúc lâm Phương Nam Cần Thơ vừa mang ý nghĩa tâm linh, văn hóa tín ngưỡng Phật giáo, vừa sở hữu nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật truyền thống, là điểm đến lý tưởng cho du khách tham quan, vãn cảnh chùa, thư giãn cuối tuần.

Tránh xa những ồn ào, những căng thẳng trong cuộc sống, đến thiền viện trúc lâm Phương Nam Cần Thơ, du khách có thể thả mình trong không gian rộng lớn, bình yên, nâng niu tâm hồn theo tiếng chuông ngân và kinh kệ của nhà Phật. 

Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam Cần Thơ. Ảnh: Nhật Nguyên
4. Lưu ý khi tham quan Thiền viện.
  • Bên trong có quầy nước nhỏ. Bạn có thể tự phục vụ và ngồi nghỉ mệt.
  • Không gây ồn ào, không tạo ra âm thanh quá lớn hay làm mất trật tự.
  • Không vứt rác hay khặc nhổ bừa bãi.
  • Ăn mặt kín đáo, lịch sự.
  • Chụp ảnh có ý thức, mang tính nhân văn, không gây phản cảm. Nên hạn chế chụp ảnh cùng tượng Phật.

Bài viết của: http://chothuebanaodaiaobabacantho.net/
Liên hệ: 0939 227 448

Liên hệ qua tin nhắn: http://m.me/aodaiaobaba/

/

Cần Thơ bùng cháy với Ngày hội du lịch “Văn hóa Chợ nổi Cái Răng” 2022

Ngày hội du lịch “Văn hóa Chợ nổi Cái Răng” dự kiến diễn ra lần thứ VI từ ngày 8-10/7, với chủ đề “Bảo tồn và phát triển văn hóa Chợ nổi Cái Răng” cùng với nhiều hoặc động sôi nổi, đặc sắc hứa hẹn sẽ không làm du khách thất vọng.

Hình ảnh: Chợ nổi vào buổi sáng nhộn nhịp. Ảnh: Hữu Thành

Chợ nổi Cái Răng nằm trên sông Cần Thơ gần cầu Cái Răng, cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 7km. Diễn ra từ ngày 8 đến ngày 10-7 tại Điểm dừng chân Chợ nổi Cái Răng (đường Võ Tánh, phường Lê Bình, quận Cái Răng). Cụ thể, lễ khai mạc Ngày hội sẽ diễn ra lúc 8 giờ ngày 8-7 và bế mạc lúc 19 giờ ngày 10-7.

Những bạn hàng náo nhiệt trên chợ mỗi sớm mai. Ảnh: Nhật Nguyên

Các hoạt động xã hội.

Ngày hội sẽ có rất nhiều hoạt động sôi nổi, phong phú như diễu hành trên sông, các giải thể thao như đua thuyền rồng, ổ chức giải vô địch Taekwondo quận Cái Răng mở rộng năm 2022. Điều hấp dẫn là phục vụ trái cây và bánh miễn phí cho du khách đến tham quan.

Hừng đông, mặt trời đang nhóm lửa trên sông chợ nổi. Ảnh: Hữu Thành

Đặc biệt, liên tục 3 đêm diễn ra Ngày hội, Ban tổ chức sẽ tổ chức biểu diễn văn nghệ phục vụ du khác. Bên cạnh đó, từ 5:30AM-7AM các ngày 8, 9 và 10-7, sẽ có chương trình biểu diễn đờn ca tài tử trên Chợ nổi Cái Răng. Bên cạnh đó, Ngày hội còn có cái hoạt động an sinh xã hội, chăm lo bà con tiểu thương trên Chợ Nổi, tạo ra các hoạt động vớt rác trên sông, sơn sửa lại tàu tại Chợ và dự kiến vận động tặng 50 xe đạp cho con em tiểu thương tại Chợ Nổi.

Nét đẹp người phụ nữ Miền Tây. Ảnh: Nhật Nguyên

Ngày hội nhằm hưởng ứng Ngày Du lịch Việt Nam (9-7), góp phần bảo tồn và phát triển di sản Văn hóa Chợ nổi Cái Răng đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bài viết của: http://chothuebanaodaiaobabacantho.net/
Liên hệ: 0939 227 448

Liên hệ qua tin nhắn: http://m.me/aodaiaobaba/