Nghệ thuật miền Tây luôn đa dạng và đặc sắc, chất chứa những ý nghĩa sâu sắc trong từng lời ca tiếng nhạc. Bài vọng cổ “Dạ cổ hoài lang” là một trong những bài vọng cổ đầu tiên vô cùng nổi tiếng và có sức ảnh hưởng.
1. Sự ra đời của bài hát
“Dạ cổ hoài lang” là một sáng tác của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, nói về tâm sự của người vợ thương nhớ chồng lúc đêm khuya canh vắng.

Do sống trong thời kỳ còn nhiều tư tưởng phong kiến, vợ của cố nhạc sĩ lại mãi không có con nên bị gia đình chồng ép buộc trả về nhà mẹ, nhưng cố nhạc sĩ thương vợ nên không đành, chỉ mang bà đến nhờ một gia đình tốt bụng chăm sóc, đổi lại là đêm đêm nhung nhớ và “Dạ cổ hoài lang” đã được ra đời.
2. Giá trị của bài hát
Bài hát không dừng lại ở nguyên dạng như các bản nhạc cổ khác mà dần dần biến đổi hình thức, phát triển thành bản vọng cổ làm thay đổi một phần lớn bộ mặt cải lương.
Lời bài hát gần gũi, bình dị và quen thuộc với người dân Nam Bộ vì vậy chiếm được không ít tình cảm của mọi người dành cho bài hát này.
3. Bài hát trong đời sống tinh thần của người dân Nam Bộ
“Dạ cổ hoài lang” đã tạo ra những giá trị văn hóa mới cho đời sống tinh thần của người dân, cho kho tàng văn học – nghệ thuật của cả nước.

Bài hát có ca từ nhớ thương da diết nên phù hợp với tâm trạng của những thiếu nữ có chồng đi xa chinh chiến nên được người dân đặc biệt yêu thích và phổ biến rộng rãi. Dù bao năm tháng trôi qua, “Dạ cổ hoài lang” vẫn luôn sống mãi với nghệ thuật, vẫn luôn có một vị trí nhất định trong lòng của người dân miền sông nước Nam Bộ.