An Giang là vùng đất linh thiêng và nổi tiếng với những lễ hội đặc sắc thu hút du khách khi đến thăm vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Hôm nay, Cho thuê, bán áo dài, áo bà ba Cần Thơ sẽ giới thiệu cho du khách về Lễ hội Vía bà chúa xứ núi Sam, một trong những lễ hội tiêu biểu của vùng đất này.

1. Sự ra đời và tín ngưỡng của lễ hội
Trong tín ngưỡng của người dân, Bà chúa xứ núi Sam thuộc hệ thống Thánh mẫu, được tôn thờ và tổ chức lễ hội.
Từ thuở xa xưa, tương truyền rằng có một tượng cổ ngồi trên bệ đá sa thạch và không ai nhấc nổi. Sau đó dân làng được mách bảo và nhờ 9 cô gái đồng trinh thì mới nhấc xuống được. Pho tượng dừng lại ở đâu thì dân làng lập miếu thờ ở đó.

2. Thời gian và các nghi thức của lễ hội
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam diễn ra từ 22 đến 27/4 (âm lịch) hằng năm tại Châu Đốc, An Giang.
Lễ hội được thực hiện theo các nghi thức truyền thống, gồm: Lễ khai hội, lễ phục hiện rước tượng Bà từ đỉnh núi Sam xuống miếu thờ, lễ Tắm Bà, lễ Thỉnh sắc thần ông Thoại Ngọc Hầu và 2 vị phu nhân, lễ Túc yết, lễ Xây chầu, lễ Chánh tế và lễ Hồi sắc.
3. Lễ hội trong đời sống tinh thần của người dân
Lễ hội Vía bà chúa xứ núi Sam chứa đựng rất nhiều dấu ấn lịch sử cùng bao thăng trầm của đất nước. Lễ hội là nơi giao lưu, hội nhập về các mặt kinh tế, văn hóa cùng các dân tộc Khmer, Chăm, Hoa… tạo nên sự hài hòa và đoàn kết.
Lễ hội là một nét đẹp văn hóa tiêu biểu và có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của người dân nơi đây. Là nơi để người dân cũng như du khách đến thăm đặt trọn niềm tin của mình vào một cuộc sống tốt đẹp, cầu chúc cho gia đình, đất nước bình yên.

4. Ý nghĩa của Lễ hội Vía bà chúa xứ núi Sam
Lễ hội Vía Bà chúa xứ núi Sam là lễ hội truyền thống được gìn giữ qua nhiều thế hệ.
Năm 2014, lễ hội được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thu hút du khách đến với vùng đất An Giang để trải nghiệm và cảm nhận sự nhiệt tình và thân thiện của người dân nơi đây.